Chư Sê: Nhiều hộ dân trồng giống tiêu lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chư Sê đang nhăm nhe đầu tư trồng giống tiêu lạ-tiêu lốt với hy vọng loại tiêu mới này sẽ mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, đây là giống tiêu còn khá lạ, chưa được ngành chức năng nghiên cứu, khảo nghiệm để đánh giá có phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, cũng như đầu ra còn khá mập mờ, chưa ổn định.

Người trồng tiêu trên địa bàn Chư Sê nói riêng, tỉnh Gia Lai nói chung đang điêu đứng trước tình trạng dịch bệnh hoành hành dẫn đến tiêu truyền thống (tiêu Vĩnh Linh, Lộc Ninh…) chết hàng loạt trong những năm trở lại đây. Cùng với đó, giá tiêu đen truyền thống hiện trên thị trường đang xuống ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, khoảng hơn 100 ngàn đồng/kg. Hết kiên nhẫn với cây tiêu truyền thống, nhiều người dân đã bắt đầu chuyển sang trồng giống tiêu lốt vì đây là giống tiêu dễ trồng, cho thu hoạch sớm và quanh năm, đặc biệt, kháng được nhiều loại sâu bệnh và bán được giá thành cao hơn.

Vườn tiêu lốt của chị Hài đã cho thu hoạch sau 6 tháng trồng. Ảnh: Q.T
Vườn tiêu lốt của chị Hài đã cho thu hoạch sau 6 tháng trồng. Ảnh: Q.T

Hơn 1.000 trụ tiêu truyền thống của hộ gia đình chị Bùi Thị Hài, xã Ia Pal vừa mới đi vào kinh doanh chưa được bao lâu, chưa thu hồi được vốn đầu tư ban đầu thì tiêu bị nhiễm bệnh chết gần hết. Đang trong lúc buồn chán thì vào khoảng giữa năm 2016, sau khi nghe hàng xóm nói có một giống tiêu mới rất dễ trồng, kháng được nhiều bệnh, giá cao, đặc biệt tiêu cho thu hoạch nhanh và cho trái quanh năm… Chị Hài đã quyết định mua 400 cây giống từ Bình Phước về trồng thử vào những trụ tiêu đã bị chết trong vườn.

Sau khi trồng, cây tiêu sinh trưởng và phát triển rất tốt, 6 tháng sau, tiêu đã ra hoa kết trái và đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, dù chị Hài đã thu hoạch được hơn 1 tạ tiêu lốt khô nhưng hiện chưa có một thương lái nào đến hỏi mua. Chị Hài cho biết: “Hiện trên địa bàn chưa có đại lý nào thu mua loại tiêu này, tôi đã liên hệ với một số đại lý tại tỉnh Bình Dương thì được báo giá là 140 ngàn đồng/kg tiêu lốt khô nhưng do số lượng còn ít nên tôi chưa nhập cho họ”. Cũng theo chị Hài cho biết thêm, trên địa bàn cũng có nhiều người trồng loại tiêu này, người trồng nhiều lên tới khoảng 2.000 trụ.

Dù tiêu đã cho thu hoạch nhưng không có thương lái nào đến nhà chị Hài hỏi mua. Ảnh: Q.T
Dù tiêu đã cho thu hoạch nhưng không có thương lái nào đến nhà chị Hài hỏi mua. Ảnh: Q.T

Tương tự, anh Phạm Trọng Thiệm (làng Roh, xã Al Bá) cũng quyết định tìm giống tiêu mới này về trồng thử khi nghe loại tiêu này kháng được các loại bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đen truyền thống. “Do vườn tiêu đen truyền thống của gia đình đã chết gần như toàn bộ nên khi nghe có giống tiêu lốt kháng được nhiều bệnh trên cây tiêu, tôi đã mua về trồng thử. Nhưng đến khi thu hoạch thì mới biết trên địa bàn không có chỗ nào thu mua loại tiêu này…”-anh Thiệm lo lắng.

Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Nông nghiệp Tiêu Chư Sê là đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện Chư Sê đưa giống tiêu lốt về cho các xã viên trồng và bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Trọng-Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Nông nghiệp Tiêu Chư Sê cho biết, thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu lốt rất hạn chế. Trung bình một năm, đơn vị chỉ tiêu thụ được hơn 60 tấn tiêu lốt khô do xã viên của mình sản xuất (trong đó, xuất sang các nước Châu Âu được khoảng 12 tấn và hơn 50 tấn cho các công ty thực phẩm trong nước)…

“Hiện tại sản phẩm tiêu lốt chưa có đầu ra dồi dào, hiện hợp tác xã chỉ bao tiêu sản phẩm cho các xã viên còn sản phẩm của các hộ dân không phải xã viên thì không đảm bảo được. Mặt khác, dù cây tiêu lốt có nhiều ưu điểm hơn so với cây tiêu đen truyền thống nhưng đây là loại cây cần nhiều nước hơn-sẽ rất nguy hiểm nếu trồng ở những vùng đất không đảm bảo nguồn nước nên người dân cần thận trọng khi phát triển loại tiêu này, không nên trồng tự phát tránh những rủi ro có thể xảy ra”-ông Trọng nói.

Sản phẩm tiêu lốt sau khi phơi khô. Ảnh: Q.T
Sản phẩm tiêu lốt sau khi phơi khô. Ảnh: Q.T

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết, cây tiêu lốt mới chỉ đang được trồng thử tại địa phương, bước đầu cho thấy thấy cây phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, cho năng suất ổn định. Tuy nhiên, ông Hợp cũng khuyến cáo bà con nông dân không nên mở rộng diện tích vì hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu lốt rất hạn chế để đi vào vết xe đổ của các loại cây trồng khác, khi sản phẩm làm ra vượt quá nhu cầu của thị trường…

Ông Hà Ngọc Uyển-Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh cũng cho rằng bà con không nên vội vàng trồng và nhân rộng giống tiêu này khi chưa được nghiên cứu, khảo nghiệm để đánh giá.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.