Tiếp tục con đường đổi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII sẽ làm việc trong 1 tuần để thảo luận, cho ý kiến về các dự thảo văn kiện sẽ trình Đại hội XIII của Đảng dự kiến sẽ diễn ra vào vào đầu năm 2021. Cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước kỳ vọng hội nghị sẽ là bước hoàn thiện cơ bản các dự thảo văn kiện để Đại hội Đảng lần thứ XIII có một bản Báo cáo chính trị xứng tầm, định hướng cho sự nghiệp phát triển của đất nước trên con đường đổi mới.
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh Phạm Cường, nguồn dangcongsan
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. (Ảnh Phạm Cường, nguồn dangcongsan)
Chỉ còn mấy tháng nữa là chúng ta bước sang năm 2020-năm diễn ra đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Vì vậy, hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2019, 2020 cũng như cả nhiệm kỳ của Đảng.
Với tầm quan trọng như vậy, tại hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến một bước về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng: dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược kinh tế-xã hội 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030; dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (2016-2020), xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025; dự thảo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng, thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ khóa XII. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng sẽ cho ý kiến đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019, 2020 và một số vấn đề quan trọng khác.
Đúng như lời phát biểu khai mạc hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Cán bộ, đảng viên và nhân dân kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng có được một báo cáo chính trị xứng tầm, đề ra được những chủ trương, quyết sách đúng đắn để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong nhiệm kỳ tới và những năm tiếp theo”. Dự thảo Báo cáo chính trị là văn kiện quan trọng nhất của Đại hội khóa tới. Vì vậy, nó đã được Tiểu ban văn kiện xây dựng, từng bước hoàn thiện, nâng cao trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kết quả nghiên cứu tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; khảo sát thực tiễn và làm việc với 34 địa phương, ban, bộ, ngành; tổ chức 7 hội nghị với đại diện lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng nhiều hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt là ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ vào cuối tháng 9 vừa qua. Có thể nói, đó là sản phẩm đặc biệt quan trọng có được từ sự đóng góp công sức, trí tuệ, trách nhiệm của những thành phần trí thức tiêu biểu nhất của đất nước.  
Hội nghị lần này là dịp để Ban Chấp hành Trung ương Đảng rà soát một lần nữa những vấn đề lớn, những nội dung quan trọng mang tính quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, có tính đột phá, khả thi cao và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trên cơ sở đó, chúng ta biết phải kế thừa, bổ sung, phát triển các mục tiêu, quan điểm, chủ trương, chính sách, phương hướng, nhiệm vụ nào để tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thực tế điều kiện trong nước và quốc tế nhằm tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước ta nhanh, bền vững hơn trong thời gian tới.
Đất nước đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đặt ra cũng rất lớn trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như chiến tranh thương mại, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển với bảo vệ môi trường, những tác động xấu của biến đổi khí hậu… đòi hỏi trách nhiệm nặng nề với Đảng ta-trong vai trò là Đảng cầm quyền, chèo lái đất nước. Vì vậy, cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước đang kỳ vọng hội nghị Trung ương lần này khi thảo luận về Báo cáo kinh tế-xã hội trình Đại hội XIII của Đảng phải thực sự đi sâu vào những lĩnh vực cơ bản, những nhiệm vụ trung tâm, nhận định đúng tình hình, xác định đúng tầm mức nhiệm vụ để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước.
NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...