Tiến sĩ "dỏm", tạp chí hoá giấy lộn: Khi Viện Hàn lâm không... khoa học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giai đoạn 2015-2017, công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều hạn chế, khuyết điểm về tuyển sinh, quy trình, chương trình và quản lý đào tạo, đó là kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, thiếu quy định về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn, học viên đăng ký ngành này nhưng được cấp bằng của ngành khác, một số hồ sơ học viên chương trình đào tạo còn thiếu sót, hồ sơ học viên không có lý lịch khoa học của người hướng dẫn sổ cấp phát văn bằng còn tẩy xoá, sửa chữa, thiếu thông tin về nghiên cứu sinh.
Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhưng thiếu sót những điều căn bản như vậy, thử hỏi có ai tin được chất lượng của bằng cấp đó.
Hồ sơ của nghiên cứu sinh bị tẩy xóa là một chứng cứ rõ ràng về gian lận. Nói cho ngay, nghiên cứu sinh không tự tẩy xóa được, hoặc nếu cố tình tẩy xóa cũng không qua được khâu kiểm soát. Ở đây, có dấu hiệu thông đồng, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ. Khoa học mà dối trá từ đầu vào đến đầu ra thì những chiếc bằng đó chỉ để treo làm cảnh.
Trách nhiệm trong công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lãnh đạo Viện Hàn lâm phụ trách công tác đào tạo và Học viện Khoa học xã hội thời kỳ 2015-2019.
Không chỉ thế, đơn vị này còn vi phạm trong công tác quản lý tạp chí, quản lý các cơ sở nhà đất, thực hiện dự án.
Trong 5 năm, số lượng tạp chí tồn kho của 33 đơn vị lên tới 104.811 cuốn, trong đó Tiếng Việt 92.959 cuốn, Tiếng Anh 1C1.852 cuốn. Có đơn vị để tồn kho số lượng lớn tạp chí, như: Tạp chí Triết học tồn 10.742 cuốn, Đông Nam Á 8.174 cuốn, Châu Phi và Trung Đông 6.381 cuốn, Hán Nôm 6.868 cuốn…. Tạp chí Tôn giáo in 1.850 cuốn, tồn 1.084 cuốn; Tạp chí Triết học in 4.000 cuốn, tồn 2.358 cuốn; Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội in 2.000 cuốn, tồn 840 cuốn.
Sách in ra chỉ để nghiệm thu, thanh quyết toán, còn sau đó bỏ vào kho. Hoặc là sách không có giá trị nên không ra được thị trường. Giấy đây là tiền, và đúng là tiền như giấy, một sự lãng phí quá lớn.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội nhưng làm những việc không những không khoa học, mà còn sai phạm. Cho nên, cần làm rõ, làm cho sạch, để Viện Hàn lâm Khoa học thực sự là một cơ quan học thuật, đào tạo ra con người, sản xuất ra sản phẩm có giá trị cho xã hội.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Kiến tạo không gian cho thực hành sáng tạo

Kiến tạo không gian cho thực hành sáng tạo

Hanoi Rock City (HRC, hoạt động từ năm 2010) là một trong những địa chỉ được người yêu âm nhạc trong nước xem là “thánh địa” indie (tạm dịch: âm nhạc độc lập, không có sự can thiệp của các doanh nghiệp âm nhạc thương mại), vừa thông báo sẽ khép lại hành trình 15 năm hoạt động vào tháng 12-2025.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

null