Tiền không ngủ, COVID cũng không nghỉ Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

COVID thì không nghỉ Tết. Tiền thì đến ngủ cũng không. Vì thế mà ngoài kia, biết bao người cũng không ngủ, không Tết.

 

Các bác sĩ tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh đón giao thừa trong một cái tết chưa từng có. Ảnh: Trần Minh/Bộ Y tế
Các bác sĩ tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh đón giao thừa trong một cái tết chưa từng có. Ảnh: Trần Minh/Bộ Y tế


Anh ơi, ở Hải Dương có khoảng bao nhiêu y bác sĩ sẽ đón giao thừa ở khu cách ly?

“Nhiều lắm em ạ. Ở Bệnh viện dã chiến 1 hiện có 135, các khu cách ly khoảng 500 người, lực lượng sinh viên 600 người, lực lượng y tế ở Bệnh viện dã chiến 2 khoảng 120 người, chưa kể lực lượng làm xét nghiệm, truy vết và các lực lượng chính quyền, công an, quân đội, giáo viên...”.

COVID không nghỉ Tết, cũng không ngủ. Năm nay, hàng trăm ngàn đồng bào đón Tết trong bệnh viện, trong khu cách ly. Và hàng vạn người tuyến đầu chống dịch cũng vậy. Gác lại một cái Tết, gác lại câu chuyện gia đình, gác lại cả những niềm vui đơn sơ, giản dị nhất... trong một nỗ lực, một trách nhiệm bảo an cho dân.

Trong thời khắc giao thừa, ở Tân Cảng - Cát Lái, cảng biển lớn nhất Việt Nam, những lô hàng xuất khẩu đầu tiên: Vải sợi, hàng may mặc, các sản phẩm từ caosu, gỗ, linh kiện điện tử... đã được phát lệnh thông quan trong một không khí làm việc hết sức khẩn trương, theo TTO.

Tân Cảng không nghỉ Tết, cũng không ngủ. 850 lao động trực tiếp và quản lý điều hành sẽ 24/24h, trong cả Tết... đảm bảo cho sản xuất được thông suốt.

Xuất khẩu không thể nghỉ. Lưu thông hàng hoá cũng vậy. Bởi thị trường, bởi nhu cầu toàn thế giới không có khái niệm Tết.

Ở dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (TPHCM) hay dự án Đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội, công nhân vẫn miệt mài làm việc xuyên tết.

Không phải là không chạnh lòng khi ngoài kia, xung quanh “người ta rầm rập đón Tết, rầm tập mua sắm”; không phải là vì “đam mê” khi cả năm đói nghèo vẫn thúc vào sườn người ta đau điếng. Nhưng mà đấy, vì đó là công trình trọng điểm mà mỗi ngày tiến độ là một ngày đội thêm tiền bạc. Nhổn - Ga Hà Nội đã chậm tiến độ đến năm thứ 4 rồi. Tiền vay thì không ngủ, cũng không nghỉ Tết... vẫn lãi mẹ đẻ lãi con mỗi ngày.

Năm nay, chúng ta vừa xem bắn pháo hoa... trên tivi, giao thừa không còn cảnh dập dìu tụ tập đông vui, ngay cả đến việc “đi chùa” cũng hạn chế, cũng đo thân nhiệt khử khuẩn. Đúng là một cái Tết đáng nhớ và cũng rất đáng quên.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thành Long, trong lời tâm sự cuối năm như đang nói thay cho mơ ước của người dân, rằng chỉ mong không còn dịch bệnh nữa.

Nhưng nếu muốn không còn dịch bệnh, muốn cuộc sống bình thường trở lại, muốn kinh tế phát triển để “ting ting” không gián đoạn, có lẽ, nỗ lực phải đến từ mỗi trong số chúng ta.

Mà nỗ lực đôi khi chỉ cần một cái Tết “vui thôi đừng vui quá”, đừng vì mỗi bản thân mà chất thêm việc cho những người đang không ngủ, không Tết ngoài kia. Đấy, đêm qua vẫn ào ào đi chùa, tụ tập công viên, cả bốc đầu rồi rượu chè tai nạn... như thể ý thức là xa xỉ vậy.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tien-khong-ngu-covid-cung-khong-nghi-tet-879947.ldo
 


Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...