Tiêm ngừa đầy đủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian gần đây ở một số diễn đàn trên mạng xã hội xuất hiện không ít thông tin cổ xúy, ủng hộ cho trào lưu chống lại vắc xin, bài xích việc tiêm chủng, hay còn là “anti vắc xin”.

 
Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh vắc xin phòng bệnh là thành tựu và món quà y học vô giá.
Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh vắc xin phòng bệnh là thành tựu và món quà y học vô giá.

Trào lưu này đang không chỉ gây ra các cuộc tranh luận nóng bỏng trên các diễn đàn, mà nguy hiểm hơn, nó đang khiến cho cộng đồng xã hội lo lắng. Đặc biệt, do nhiều gia đình có trẻ nhỏ bối rối trước những thông tin trái chiều về vắc xin dẫn đến trẻ nhỏ không được tiêm ngừa vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Trước thông tin trên, nhiều chuyên gia y tế cũng như Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng phản bác, vì đây là những thông tin phản khoa học, rất nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng không chỉ trẻ em mà cả cộng đồng.

Thực tế cũng như những nghiên cứu khoa học đã chứng minh vắc xin phòng bệnh là thành tựu và món quà y học vô giá. Việc sử dụng vắc xin cũng là cách phòng bệnh khoa học hiệu quả, kinh tế cho mọi người, mọi nhà và mọi quốc gia. Theo WHO, nhờ có vắc xin mà nhân loại đã khống chế, ngăn chặn được bệnh đậu mùa, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà trước đó đã từng giết chết hàng triệu người trên thế giới. Cũng nhờ có vắc xin, các dịch bệnh mà con người từng coi là “bó tay” đã bị đẩy lùi như: dại, bại liệt, bạch hầu... Đối với Việt Nam, kể từ năm 1985 tới nay, sau khi vắc xin được đưa vào Chương trình tiêm chủng quốc gia, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: dại, bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm gan siêu vi B, rubella, uốn ván, bạch hầu... đã được phòng ngừa, khống chế giúp cứu sống hàng triệu trẻ em và người lớn mỗi năm. Đặc biệt, nhờ có tiêm chủng, Việt Nam đã thanh toán bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng trên 100.000 dân nếu so sánh năm 2010 với năm 1984 thấy: bạch hầu giảm 585 lần, ho gà giảm 937 lần, uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, sởi giảm 573 lần.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất phức tạp, nguy hiểm khôn lường đối với cộng đồng. WHO mới đây đã phát đi cảnh báo sẽ có những đợt bùng phát sởi nghiêm trọng khắp châu Âu, bất chấp việc có sẵn vũ khí phòng ngừa hữu hiệu là vắc xin. Còn tại nước ta, thực tế cho thấy, chúng ta đã phải đối mặt với đợt dịch sởi hoành hành rất nghiêm trọng làm nhiều trẻ nhỏ thiệt mạng vào đầu năm 2015 khi việc tiêm ngừa vắc xin sởi bị buông lỏng và gần đây là dịch bệnh ho gà, viêm não.

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch là tiêm chủng bắt buộc. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy là những người thông thái, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ cho từng cá thể và cho cộng đồng.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.