Thuế tối thiểu toàn cầu tác động thế nào đến bất động sản khu công nghiệp?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giám đốc Công ty cổ phần IIP Bắc Hưng Hải cho rằng, việc tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội để Việt Nam có thể nâng cấp mô hình gắn với chiến lược mới trong thu hút FDI.
Khu nhà xưởng công nghiệp tại thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. *(Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Khu nhà xưởng công nghiệp tại thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. *(Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Năm 2024, dù dự báo thị trường bất động sản vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng bất động sản công nghiệp và nhà ở vẫn được kỳ vọng là 2 phân khúc "dẫn dắt" trên thị trường. Đặc biệt, dư địa của bất động sản công nghiệp vẫn còn lớn nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo những yếu tố sẽ tác động đến phân khúc này.

Một trong những yếu tố được các chuyên gia khuyến cáo là khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng vào năm 2024 sẽ đem lại cả cơ hội lẫn thách thức cho bất động sản công nghiệp Việt Nam. Bởi khác với những phân khúc bất động sản khác, khách hàng của bất động sản công nghiệp một lượng lớn là các doanh nghiệp nước ngoài.

Với chính sách trên, từ ngày 1/1/2024, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu euro (hay 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất đều phải đóng thuế 15%, dù là ở bất kỳ quốc gia nào. Do đó, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam được nhận định sẽ có nhiều sự thay đổi khi chính sách này chính thức được áp dụng.

Ông Đoàn Duy Hưng, Chủ tịch Cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam nhận xét, dù năm qua nền kinh tế Việt Nam khó khăn, thị trường bất động sản Việt Nam trầm lắng nhưng bất động sản công nghiệp vẫn "sống khỏe" bởi các dòng vốn FDI vẫn đổ mạnh vào Việt Nam.

Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ khiến các doanh nghiệp đa quốc gia phải trả thêm thuế thu nhập doanh nghiệp, từ đó dẫn đến tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp cân nhắc việc chuyển dịch sản xuất ra khỏi Việt Nam, dẫn đến giảm nhu cầu về bất động sản công nghiệp.

"Thách thức có thể không nhỏ nhưng cơ hội trong việc tham gia nguyên tắc thuế tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam vẫn lớn hơn. Bởi khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp đa quốc gia," ông Hưng phân tích.

Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thay đổi chiến lược trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới, chất lượng cao, bãi bỏ cách tiếp cận ưu đãi thuế trong chiến lược thu hút FDI, giảm gánh nặng thủ tục hành chính, tạo ra môi trường chính sách thu hút đầu tư minh bạch, và ít rủi ro.

Đặc biệt, theo ông Hưng, khi tham gia nguyên tắc thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cũng sẽ giúp hạn chế được các hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia. Thu ngân sách trong ngắn hạn có thể tăng lên khi nâng mức thuế suất lên mức tối thiểu toàn cầu và có thể được phân bổ số thuế được phép thu thêm.

Bất động sản công nghiệp tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Bất động sản công nghiệp tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Tuy nhiên, khi tham gia nguyên tắc này, Việt Nam cũng sẽ gặp thách thức trong việc phải sửa đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và hệ thống văn bản pháp luật có liên quan. Còn nếu vẫn giữ nguyên cơ chế thu hút như hiện tại, Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia khác - những quốc gia điều chỉnh nhiều hơn các chính sách ưu đãi, hoặc không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu - ông Hưng khuyến nghị.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Trang, Giám đốc Công ty cổ phần IIP Bắc Hưng Hải cho rằng, việc tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội để Việt Nam có thể nâng cấp mô hình gắn với chiến lược mới trong thu hút FDI.

Với chiến lược trọng tâm là thu hút FDI gắn với kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ chuyển dịch từ việc ưu đãi thuế sang việc tăng cường hoàn thiện thể chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và các chính sách khác.

Vì vậy, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu thách thức từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, các địa phương và chủ đầu tư cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực. Đơn cử như việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh với các nước khác, nhằm thu hút đầu tư.

Đồng thời, các chủ đầu tư cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để nắm bắt thông tin và xu hướng mới, các địa phương và chủ đầu tư cần tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế - ông Trang đề xuất.

Theo ông Trang, chắc chắn thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động đến thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam theo cả hai chiều, thách thức và cơ hội. Do đó, các địa phương và chủ đầu tư cần có giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội và giảm thiểu thách thức, nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.

Năm 2023, cả nước có 7 khu công nghiệp đi vào hoạt động và 13 khu công nghiệp trong quá trình xây dựng. Các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiếp tục là lựa chọn trở thành cứ điểm sản xuất kinh doanh mới của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp phát triển các nhà xưởng.

Trong năm qua, cả nước có 412 khu công nghiệp đã thành lập, 293 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 119 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy và giá thuê tiếp tục tăng cao, ước tăng 20% so với cùng kỳ dù theo đánh giá nền kinh tế còn nhiều khó khăn - các chuyên gia dẫn chứng.

Khu vực phía Bắc, trong năm qua sức hút vẫn được duy trì do xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư lớn từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Mỹ... đầu tư đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ cao. Quảng Ninh và Hải Phòng dẫn đầu với lượng hấp thụ cao; Bắc Ninh và Hải Phòng dẫn đầu về nguồn cung đất khu công nghiệp. Tốc độ tăng giá tiếp tục ổn định với mức tăng 10.2% so với năm trước, đạt 123 USD/m2/chu kỳ thuê. Dự báo, năm 2024, sẽ có gần 500 ha đất khu công nghiệp tập trung ở Vĩnh Phúc và Hải Dương. Đến năm 2027 sẽ có thêm gần 2.800 ha nguồn cung mới.

Đánh giá về triển vọng thị trường năm 2024, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh nhận định, với sự cải thiện về dòng vốn đầu tư trong năm 2024 thì phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển tốt. Cùng đó, quy hoạch của các tỉnh, thành phố đều đặt ra vấn đề công nghiệp hóa và đây cũng là cơ hội rất tốt cho thị trường bất động sản phát triển; trong đó phân khúc bất động sản công nghiệp.

Chuyên gia này dự báo, có 3 yếu tố tạo triển vọng tăng trưởng cho bất động sản công nghiệp và đầu tiên chính là các chính sách vĩ mô. Đây là động lực góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo đà cho nền kinh tế phục hồi. Tiếp đến là nhiều dự án hạ tầng quan trọng thực hiện trong năm 2024 như: giai đoạn 1 Dự án đường Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài...

Thêm một yếu tố quan trọng nữa chính là việc Việt Nam tiếp tục được coi là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những yếu tố sẽ giúp cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa dù bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất