Cảnh sát xác định các bị can đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, bán ra thị trường thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.
(GLO)- Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu triển khai các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
(GLO)- Bản tin hôm nay có một số nội dung sau: Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII diễn ra vào ngày 5 và 6-11; Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya; Tăng cường chống buôn lậu nhóm hàng dược-mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…
(GLO)- Thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề hoạt động kinh doanh dược, từ ngày 15-4 đến ngày 14-8, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai) đã kiểm tra 46 cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn TP. Pleiku.
(GLO)- Ngày 7-6, Hội đồng tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu (gọi tắt là Hội đồng) do Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì, và Hội đồng do Đội Quản lý thị trường số 1 và Hội đồng do Đội Quản lý thị trường số 2 chủ trì đã tiến hành họp để thực hiện tiêu huỷ hàng hóa vi phạm.
(GLO)- Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là nhóm sản phẩm được sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Việc sử dụng hàng không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
(GLO)- Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là nhóm sản phẩm được sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Việc sử dụng hàng không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
(GLO)- “Không có bữa trưa nào miễn phí“ là câu ngạn ngữ khá quen thuộc ám chỉ rằng trên đời này không có điều gì thực sự miễn phí. Thế nhưng, trước những lời cám dỗ, mời chào lợi ích trên trời rơi xuống, nhiều người vẫn tiếp tục mắc bẫy “tour du lịch 0 đồng“.
(GLO)- Cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai vừa hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 57,5 triệu đồng đối với một cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
(GLO)- Để hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đi vào khuôn khổ pháp luật, các ngành chức năng của tỉnh Gia Lai đã tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời ngăn chặn các hình thức biến tướng.
(GLO)- Sáng 30-8, nguồn tin từ Báo Tuổi Trẻ thông tin: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết qua phản ánh của báo chí đã phát hiện giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Hoàng Kim Giáp Biệt dược, số 7940/2018/ĐKSP ngày 5-10-2018 tại đường link https://www.dieutribuouco.xyz/vienyhoccotruyen là giả mạo.
(GLO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế chỉ đạo rà soát toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đã được xác nhận để các cơ quan báo chí chấn chỉnh, không để tiếp diễn tình trạng quảng cáo vượt quá thực tế.
Theo phản ánh của Báo Lao Động, trong 1 đơn thuốc bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê, bệnh nhân phải chi trả hơn 400 nghìn đồng cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8 triệu đồng để mua thực phẩm chức năng.
Loại gói dạng thanh (giống kẹo dẻo) mà nhiều học sinh Trường THPT Hoành Bồ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ăn là một loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Mỹ, được chiết xuất từ cây cần sa và chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Chiều 12.8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thông báo về một số thông tin liên quan tới sản phẩm thuốc thử nghiệm VIPDERVIR điều trị COVID-19.
(GLO)- Chiều 30-6, Sở Y tế Gia Lai tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan về việc phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn tỉnh. Ông Đinh Hà Nam- Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì cuộc họp.
(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 369/UBND-KGVX về tăng cường quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo các sản phẩm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
LTS: Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) ở Việt Nam đang bùng nổ với hàng ngàn chủng loại sản phẩm khác nhau. Cùng với đó, nhu cầu sử dụng TPCN để bảo vệ, cải thiện sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, thị trường TPCN đang vô cùng hỗn loạn khi nhiều sản phẩm TPCN kém chất lượng, thậm chí là hàng giả, hàng nhái nhưng được quảng cáo thổi phồng quá mức về công dụng, tính năng như “thần dược“.
Trước việc báo chí thông tin về một cô gái tại Ấn Độ tử vong sau khi dùng sản phẩm thực phẩm chức năng Herbalife do chứa nhiều kim loại nặng và vi sinh vật vượt ngưỡng giới hạn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã vào cuộc.
Chiều 12-4, lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng cho biết sở này sẽ rút công bố sản phẩm, công bố mỹ phẩm của Công ty TNHH An Hồng Phong (xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP Hải Phòng), ra thông báo cấm lưu hành các sản phẩm vi phạm của Công ty TNHH Vinaca.
Ngày 18-12, Thông tin từ Đội CSGT 1-48, thuộc Phòng CSGT CA tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa kiểm tra bắt giữ một xe khách vận chuyển số lượng lớn thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không có chứng từ hợp lệ.