Lạm dụng 6 thảo dược 'tốt cho sức khỏe', dễ tổn thương gan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu từ Mỹ cho thấy việc dùng quá mức một số chất bổ sung nguồn gốc thảo dược không "an toàn" như nhiều người tưởng.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open cho thấy khoảng 5% người trưởng thành ở Mỹ tiếp xúc với một hoặc vài loại thảo dược có khả năng gây độc cho gan mà không hề hay biết. Trong đó, hầu hết sự tiếp xúc này thông qua các dạng thực phẩm chức năng thuộc loại không cần kê đơn.

Điều này một lần nữa nhấn mạnh quan điểm cho rằng sản phẩm thảo dược, vitamin, thuốc bổ thì "lành tính" và "dùng sao cũng được" có thể rất nguy hiểm.

Các loại thuốc bổ làm từ thảo dược không hề "dùng sao cũng được" như nhiều người nghĩ - Ảnh: NEWS MEDICAL

Các loại thuốc bổ làm từ thảo dược không hề "dùng sao cũng được" như nhiều người nghĩ - Ảnh: NEWS MEDICAL

Nhóm khoa học gia từ Đại học Michigan (Mỹ) cho biết một khảo sát trước đó tại Mỹ cho thấy chỉ sau 1 thập kỷ, tỉ lệ tổn thương gan do dược phẩm - thực phẩm chức năng đã tăng từ 7%-20%.

Trong nghiên cứu mới, họ đã phân tích dữ liệu của 9.685 người lớn tham gia, khoảng 58% cho biết đã sử dụng thực phẩm chức năng và thảo dược ít nhất một lần trong vòng 30 ngày qua.

Kết quả gây giật mình: Không chỉ tổn thương gan, mà tỉ lệ mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, viêm khớp, rối loạn tuyến giáp, ung thư... ở người "ghiền" bổ sung thảo dược cũng cao hơn những người không tự ý bổ sung.

Tổng hợp các báo cáo chỉ ra 6 sản phẩm nguồn gốc thảo dược liên quan mạnh mẽ đến tình trạng tổn thương gan gồm: Nghệ, chiết xuất trà xanh, quả bứa (Garcinia cambogia), black cohosh (thuộc họ mao lương), sâm Ấn Độ, gạo men đỏ.

Điều này có vẻ gây ngạc nhiên vì một số thứ rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày: Hàng tỉ người trên thế giới vẫn uống trà hay dùng nghệ làm gia vị.

Tuy nhiên, dược phẩm với một số thành phần được chiết xuất, có nồng độ cao lại là một câu chuyện khác.

Theo nhóm nghiên cứu, khi lạm dụng các dược phẩm có chiết xuất từ các thực vật này, có khả năng gây ra tác dụng phụ là tổn thương gan nghiêm trọng đến tử vong.

Một số nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra một loạt "thuốc bổ" phổ biến khác cũng có thể mang lại tác hại cho sức khỏe nếu bị lạm dụng, bao gồm multivitamin, khoáng chất, vitamin D, axit béo omega-3 và canxi.

Đối với việc bổ sung chất dinh dưỡng, lời khuyên bổ biến nhất từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đó là ăn uống đa dạng, cân bằng giữa các nhóm chất.

Nếu cảm thấy mình cần bổ sung thêm thứ gì đó, cách an toàn nhất vẫn là ăn thực phẩm giàu chất đó thường xuyên hơn một chút trong tuần, trong tháng, chứ cũng không nên ăn liên tục.

Việc bổ sung các loại thuốc bổ thường chỉ cần thiết khi cơ thể được chẩn đoán có bệnh hay thiếu hụt nhiều, cần bổ sung với một thời gian nhất định. Điều này vẫn nên theo sự khuyến cáo của bác sĩ, nhất là với những người có bệnh nền.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.