Thức ngủ cùng bóng đá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tối 26-6, về cơ bản vòng đấu bảng Euro 2024 đã gần như phân định được các đội vào vòng 16. Khi tôi viết bài này thì chỉ còn 4 cặp đấu cuối cùng.

Theo con mắt thông thường thì người hâm mộ đã có thể gọi tên đủ các đội còn lại. Và, cũng trong lúc này, tôi nhận được tin nhắn của nhà thơ Hương Đình: “Áo không làm nên... thầy tu, nhưng Áo đã thắng Hà Lan”, tức anh nói về sự bất ngờ. Đọc tin nhắn Tiến sĩ Toán kiêm nhà thơ lại nhớ về một thời, chúng tôi ăn bóng đá, ngủ bóng đá.

Thức ngủ cùng bóng đá. Ảnh: Nguyễn Tú

Thức ngủ cùng bóng đá. Ảnh: Nguyễn Tú

Là hồi còn trẻ, hơn chục năm về trước, cứ tới mùa Euro hoặc World Cup là chúng tôi lại tụm lại xem bóng đá. Hồi ấy, do nhiều lý do, nên phong trào xem bóng đá có vẻ sôi nổi hơn bây giờ. Trước khi bóng lăn, các tiệm bán ti vi nghẹt khách, rồi tạp hóa cũng xôn xao với dân ghiền trữ mì tôm, cà phê hòa tan. Có lần sau giải bóng đá châu Âu, tôi nhìn thấy mì tôm là sợ, sợ tới mấy tháng liền.

Là tôi hay cùng các nhà thơ Hương Đình, Phạm Đức Long, vài bạn mê bóng đá nữa, số này có thể thay đổi nhưng 3 cái tên trên thì... vĩnh hằng, tối nào cũng xem, ở nhà tôi, hồi ấy là cái phòng trong dãy tập thể của Sở Văn hóa-Thông tin trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Pleiku.

Thường thì mì tôm, hôm nào rủng rẻng tôi ghé chợ Hoa Lư mua cái móng giò heo, về thả vào nồi cơm điện, thêm nắm gạo hoặc... cơm nguội còn lại lúc chiều, cắm điện cho sôi rồi để nút vàng, bóng bắt đầu lăn thì múc ra bát, vừa ăn vừa hò hét. Vấn đề là, thể nào cũng có vài ly, và vì vài ly ấy mà đa phần tới trận gần sáng thì... gà gật. Sáng ra, anh nào anh nấy lờ đờ như... thiếu ngủ vì bóng đá, vẫn tới cơ quan làm việc, tranh thủ ngủ được tí nào thì ngủ, để tối lại... tiếp tục.

Năm nay, và cả mấy năm gần đây, tình yêu bóng đá vẫn sôi sục thế, nhưng cách xem có vẻ khác trước. Bởi nhận ra xem chung, xem đông thì được cái hò hét sướng, nhưng lại, thứ nhất là nhanh mệt, thứ 2 là mất tập trung. Xem một mình có cái khoái của nó, ấy là hết sức tập trung, xem kỹ có khi còn hơn cả bình luận viên của VTV, ví như phát hiện quả ấy việt vị nhưng bình luận viên vẫn hô vào rồi, phải một lúc mới thở hắt ra, rồi nhẹ giọng: thì ra là việt vị các bạn ạ.

Các quán phục vụ bóng đá cũng ít đi. Xưa nhé, quán nhiều, mà quán nào cũng đông. Có lần tôi về Ayun Pa và ngủ lại nhà bố vợ, mấy người em vợ không thích bóng đá lắm, xem xong trận đầu thì ngủ. Vậy nên, tôi một mình lang thang kiếm quán cà phê bóng đá xem trận 2 giờ sáng, quán phục vụ suốt đêm, mà hồi ấy Ayun Pa chưa lên thị xã.

À xem một mình còn có thể... vừa xem vừa ngủ. Lại vẫn Hương Đình nhắn tôi: “Vừa xem vừa ngủ, nghẹt thở”. Cũng chả hiểu anh nói bóng đá hấp dẫn nghẹt thở hay tại ngủ lơ mơ mà... nghẹt thở.

Năm nay, vòng đấu bảng có nhiều bất ngờ. Trận đầu không bất ngờ, tôi nói với bạn, thế thì chán chết, cứ mạnh thắng yếu thua thì... nhắm mắt biết kết quả. Như kiểu ngày xưa có hồi MU thống trị bóng đá Anh, phàm đã MU đá là thắng, thì dẫu hay, hấp dẫn tới mấy vẫn chán. Bởi yếu tố hấp dẫn nhất của bóng đá là bất ngờ. May thay, mấy trận sau, toàn bất ngờ đã xảy ra để... chiều lòng người thức khuya xem bóng đá. Rất nhiều “ông lớn” cố sống cố chết mà đá, và hết sức hồi hộp, hết sức đau tim trước các đội được cho là yếu hơn.

Có thể vào tới các vòng trong thì trật tự mới được lập lại. Nhưng, tôi vẫn thích sự hồi hộp, sự bất ngờ, đồng nghĩa, biết đâu các đội chiếu dưới lại làm nên chuyện, dẫu vẫn biết, ví dụ như, nếu đội Thụy Sĩ mà vô địch thì bất công với Pháp, Anh, Ý, Đức... quá. Cũng như năm nào đấy, Đan Mạch vô địch Euro, sau rất nhiều hân hoan người ta lại... tiếc rẻ.

Hôm Thụy Sĩ đá với Đức một trận tuyệt hay, Đức gỡ hòa phút bù giờ cuối cùng, tôi viết trên Facebook “Thụy Sĩ quá hay”. Ở cái trận cụ thể ấy, quả là Đức đã mướt mồ hôi, nhưng đường dài mới biết ngựa hay, rằng thì ra, bóng đá bên cạnh may mắn còn đẳng cấp. Có lẽ vì vậy mà cái câu “phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi” nó đa phần là đúng. Mà ngay cả tượng đài Sir Alex Ferguson, tác giả câu nói nổi tiếng này, cũng không phải lúc nào cũng... đẳng cấp, ông cũng có trồi, có sụt. Và hóa ra cái sự trồi sụt trong bóng đá ấy, nó là một phần của bóng đá, nó làm nên sự hấp dẫn vô biên cho bóng đá.

Nhóm fan bóng đá 3 người chúng tôi ngày xưa giờ thì mỗi ông một nhà, ôm ti vi nhà. Phạm Đức Long vừa nhắn: “Bị đau mắt rồi, không xem được nữa rồi”, kèm theo ảnh chụp cái đơn và mấy lọ thuốc. Trước đấy, Phạm Đức Long toàn xem trận... 20 giờ, hết vòng 20 giờ thì thi thoảng xem một tí 23 giờ, và xem... nằm vì lưng đã phải đeo đai. Hương Đình thì sáng vẫn phải đi dạy nên trận 2 giờ sáng vừa xem vừa ngủ. Mà chính xác là trận 23 giờ anh cũng đã... vừa ngủ vừa xem.

Nhưng mà quả thật, so với cái ngày xưa ấy, buổi sáng ra quán cà phê toàn dân nói chuyện bàn tán chuyện bóng đá ấy, giờ có vẻ ít hẳn. Xưa có những quán cà phê chuyên cho bóng đá, có những ông sáng sớm đã ra đấy ngồi, và... thuyết minh lại các trận tối qua, người nghe rất đông, dù tối qua họ cũng đã xem. Tuần nay, tôi ngồi cà phê, thấy rất ít người nói về bóng đá, họ bàn nhau chuyện từ ngày 1-7 này lương sẽ tăng, chuyện cá độ...

Lại nhắc chuyện cá độ bóng đá. Công an đã triệt phá tới mấy vụ cá độ bóng đá lớn. Nói thật, tôi không thể hiểu nổi là tại sao lại có những người có thể mang tất cả toàn bộ tài sản của mình ra để cá độ bóng đá. Và... thua. Và nhảy cầu.

Dân mạng cũng chế ra nhiều câu chuyện hài hước về việc này, từ nhận giữ... dép, đến cho ngủ nhờ, trông hộ vợ... Bởi bóng đá, trước hết là một trò chơi. Trò chơi ấy nó phải mang lại niềm vui cho con người. Và quả là nó đã khiến hàng tỷ người vui, vui hết cỡ, nhưng phía sau đấy, thi thoảng lại có tin vỡ nợ, tin nhảy cầu...

Lạy trời, năm nay, bóng đá chỉ toàn niềm vui, dẫu có lờ đờ mất ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.