Thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam tại Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 10 năm qua, Du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả kinh tế ngày càng lớn. Ngày nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến du lịch thường xuyên của nhiều du khách quốc tế.  
Khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch
Khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch
Cuộc gặp gỡ người Việt tại Pháp về thúc đẩy phát triển du lịch tại Việt Nam được tổ chức tối 8-9 tại trụ sở tổ chức Khoa học- Văn hóa- Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ở Paris (Pháp), với sự có mặt của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Văn Nghĩa Dũng cùng đông đảo bà con người Việt và các bạn Pháp.
Cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Pháp có sự phối hợp tổ chức của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO và Hội Người Việt Nam tại Pháp. Đây là lần đầu tiên, Tổng Cục du lịch Việt Nam phối hợp với Hội người Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu, tuyên truyền về Du lịch Việt Nam. Gần 200 đại biểu là những người Việt đang sinh sống, công tác, học tập tại Pháp, cùng một số bạn Pháp đã tới tham dự buổi gặp gỡ ấn tượng này. 
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, giới thiệu những nét nổi bật cũng như những bước phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế của ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế đất nước, cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và mở rộng về số lượng.
Đặc biệt, trong 10 năm qua, Du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả kinh tế ngày càng lớn. Ngày nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến du lịch thường xuyên của nhiều du khách quốc tế. Năm 2000 chỉ có hơn 2 triệu lượt du khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2005 là trên 3 triệu người, năm 2008 đạt 4,2 triệu lượt người. Trong 7 tháng đầu năm nay, chúng ta đã đón gần 3 triệu du khách quốc tế đến tham quan.
Ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với lĩnh vực du lịch: “Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển du lịch, trên cơ sở phát huy thế mạnh sẵn có về du lịch. Chúng ta đã có 10 di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO công nhận. Với nền văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc, Việt Nam còn được đánh giá là thân thiện và an toàn. Việt Nam cũng triển khai nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, trong đó có phát triển, đầu tư cho hạ tầng du lịch. Ngoài ra, chúng ta còn có chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu vực khách sạn cao cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài, hoàn thiện hệ thống chính sách về du lịch, đã và đang tiếp tục miễn visa cho khách du lịch vào Việt Nam trong từng đợt. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của lực lượng kiều bào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung và ngành Du lịch nói riêng”.
Ông Nguyễn Mạnh Cường còn khẳng định, sự quan tâm của Chính phủ  đối với ngành Du lịch Việt Nam thể hiện qua việc thông qua Quy hoạch phát triển của ngành Du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nhân dịp này, những người Việt tại Pháp đã đưa ra nhiều ý kiến, ý tưởng và giải pháp mang tính xây dựng để góp phần vào việc phát triển ngành Du lịch Việt Nam một cách bền vững, lâu dài.
Bà Thái Vân, Phụ trách Văn phòng du lịch Pacifique Voyage tại Paris nhấn mạnh tới việc đào tạo các hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, văn hóa. Theo bà Thái Vân, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch có đủ trình độ để có thể trả lời tốt tất cả những câu hỏi của du khách.            
Tại buổi gặp gỡ, nhiều đại biểu còn nhấn mạnh việc tăng cường vai trò và sự phối hợp của các tổ chức hội đoàn, các cơ quan đại diện tại Pháp trong việc tổ chức các hội chợ và hoạt động quảng bá, tạo sản phẩm du lịch mới. Bên cạnh đó còn có những ý kiến về việc cải tiến các thể thức dịch vụ và hình thức với việc ưu tiên phát triển hình thức du lịch sinh thái, chú trọng bảo vệ môi trường... nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng du khách trở lại Việt Nam.
Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm