Thừa, thiếu giáo viên: Giải quyết được không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hôm nay (22-10), kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV khai mạc. Một trong những trọng tâm kỳ họp này là Quốc hội xem xét dự thảo Luật Giáo dục đại học. Các đại biểu của dân chắc chắn sẽ mổ xẻ tình trạng vừa thừa 12.000 giáo viên, vừa thiếu hơn 70.000 thầy cô (mới chỉ thống kê ở 43 tỉnh, thành) trong nước hiện nay.
Nghị quyết 19 của Trung ương yêu cầu đến năm 2021 tinh giản 10% biên chế đã khiến ngành GD-ĐT bộc lộ nhiều yếu kém tồn tại dai dẳng trong vận hành bộ máy. (ảnh nguồn internet)
Nghị quyết 19 của Trung ương yêu cầu đến năm 2021 tinh giản 10% biên chế đã khiến ngành GD-ĐT bộc lộ nhiều yếu kém tồn tại dai dẳng trong vận hành bộ máy. (ảnh nguồn internet)
Vì sao những vấn đề nhức nhối của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) lại bùng phát mạnh mẽ trong thời gian gần đây, như việc tiêu cực ở kỳ thi tốt nghiệp hai trong một, “cải tiến cải lùi” chương trình giáo dục phổ thông, in sách giáo khoa, cải tiến chữ viết; thừa, thiếu giáo viên? Theo công bố mới đây của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước chỉ có 2 địa phương là Đồng Nai và Đà Nẵng là đủ giáo viên, 61 tỉnh thành còn lại thiếu giáo viên, nghiêm trọng nhất là Hà Nội thiếu 12.681 giáo viên. Nguyên nhân thiếu giáo viên được Bộ GD-ĐT giải thích có vẻ đều khách quan: do huy động trẻ ra lớp tăng cao; do tăng dân số cơ học vào các trung tâm thành phố. Kỳ thực chỉ có như vậy thôi sao? Những người trong ngành GD-ĐT và các tỉnh rất khó chấp nhận lời giải thích “đổ lỗi” cho khách quan thế này, bởi cái chính của việc thừa, thiếu giáo viên là việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực thiếu hợp lý, khoa học.
Có một nghịch lý rất... riêng của ngành GD-ĐT là giáo viên cả nước thiếu nghiêm trọng, trong khi sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm, thất nghiệp nhiều vô kể. Ở Gia Lai, từ nhiều năm nay, năm nào cũng tuyển trên dưới cả ngàn giáo viên nhưng chưa khi nào tuyển đủ chỉ tiêu. Đơn giản là vì nhiều bộ môn cần nhưng sinh viên không có, trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng xã hội không có nhu cầu. Hậu quả là đến nay, nhiều trường sư phạm không tuyển sinh được mặc dù giáo viên cả nước nhu cầu cần cả trăm ngàn người. Cái việc thừa, thiếu ấy trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực giáo dục cứ luẩn quẩn suốt từ mấy chục năm qua.
Vì sao Bộ GD-ĐT không tổng hợp nhu cầu giáo viên từng bộ môn của cả nước, thông báo công khai cho bàn dân thiên hạ, cho các cơ sở giáo dục biết để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Việc này đâu khó gì. Kể cả việc dự báo số trẻ ra lớp khối mầm non, số giáo viên sẽ nghỉ hưu trong 5-10 năm tới cũng chỉ cần thống kê từ báo cáo các tỉnh, thành. Cái đó ngành GD-ĐT làm không được, hay không chịu làm, hay có lợi ích gì trong việc tù mù thế này? Bộ GD-ĐT không thể đổ lỗi cho địa phương về “công tác quy hoạch, dự báo hạn chế” bởi việc quản lý phân khúc đào tạo thuộc thẩm quyền của Bộ, các địa phương không thể tự đào tạo nguồn lực giáo viên cho riêng mình mà không theo sự định hướng.
Vừa qua, có thầy giáo ở một trường trên địa bàn TP. Pleiku bị stress nghiêm trọng phải nhập viện vì lý do trường phân thầy dạy kiêm bộ môn mà thầy không được đào tạo. Người giáo viên già vài năm nữa về hưu, thời sinh viên học chuyên khoa Toán, chưa có đào tạo Tin học, nhưng vì ở trong tổ Toán-Tin, trường thiếu giáo viên dạy Tin học nên Ban Giám hiệu phân thầy dạy thêm môn Tin. Không được đào tạo, dạy kiểu gì đây. Là người có liêm sỉ, thầy xin thà tăng tiết dạy Toán, còn môn Tin để các thầy giáo trẻ khác được đào tạo Toán-Tin dạy nhưng lãnh đạo không chịu. Vậy là phát bệnh. Cái nghịch lý của ngành GD-ĐT, càng đi sâu càng lộ nhiều phức tạp.
Nghị quyết 19 của Trung ương yêu cầu đến năm 2021 tinh giản 10% biên chế đã khiến ngành GD-ĐT bộc lộ nhiều yếu kém tồn tại dai dẳng trong vận hành bộ máy. Ai cũng biết, biên chế của ngành GD-ĐT chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số bộ máy biên chế quốc gia hiện nay, riêng giáo viên mầm non, giáo viên Phổ thông gần 1,2 triệu biên chế, chưa kể bộ máy quản lý. Lượng giáo viên đang thiếu, cộng với số cần tinh giản, đến năm 2021 ngành GD-ĐT phải sắp xếp khoảng 200.000 vị trí khỏi biên chế để vừa đáp ứng nhu cầu tinh giản, vừa đủ giáo viên đứng lớp. Trong khi thiếu giáo viên, lại phải tinh giản bộ máy, làm sao đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cách làm hiệu quả nhất có lẽ phải nhanh chóng “xã hội hóa trường lớp”. Thiển nghĩ, những nơi có điều kiện phát triển tốt về kinh tế-xã hội như các đô thị lớn nên giảm thiểu tình trạng bao cấp trong giáo dục. Biên chế của ngành ưu tiên cho các vùng có điều kiện khó khăn. Những vùng thuận lợi thì tăng học phí, đảm bảo học phí đủ chi phí, khuyến khích chuyển trường công thành trường tư. Con em gia đình nghèo, gia đình chính sách... Nhà nước sử dụng ngân sách hỗ trợ phần học phí này. Bởi xét cho cùng, việc bao cấp cho ngành GD-ĐT thì cũng lấy từ các khoản đóng góp của dân.
Trong khi ngành Y tế đang xã hội hóa rất nhanh thì Giáo dục phổ thông nhiều năm qua giẫm chân tại chỗ, hoặc quá trì trệ trong việc xã hội hóa, ví như nhiều trường bán công đã trở lại công lập, đeo bám bầu sữa ngân sách. Không đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục, đừng mong gì khắc phục những tồn tại, yếu kém, trì trệ kéo dài trong bộ máy, giảm biên chế hưởng lương ngân sách.
Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.