Thủ tướng yêu cầu khẩn trương chuẩn bị, triển khai tuyến cao tốc Pleiku-Quy Nhơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 5-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định. Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu tỉnh chủ động xây dựng đề án xã hội hóa, huy động nguồn lực cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát. Bình Định cùng các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị, lập dự án, triển khai dự án tuyến cao tốc Pleiku-Quy Nhơn, đoạn qua tỉnh nào thì tỉnh đó làm, theo hình thức hợp tác công tư, dưới sự quản lý, hướng dẫn của Bộ Giao thông-Vận tải (GT-VT).

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng cơ bản đồng ý các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong báo cáo và các ý kiến tại cuộc họp, đồng thời lưu ý một số nội dung trọng tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và những kết quả, thành tựu mà tỉnh Bình Định đạt được trong thời gian qua. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và những kết quả, thành tựu mà tỉnh Bình Định đạt được trong thời gian qua. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, chú trọng công tác quy hoạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phải đi trước một bước, có tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn, chiến lược, vừa phát huy tiềm năng, thế mạnh, vừa khắc phục hạn chế, thách thức; sớm hoàn thành lập quy hoạch tỉnh và tổ chức, quản lý tốt các quy hoạch bảo đảm tích hợp, đồng bộ, thống nhất với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia. Lưu ý, không chủ quan, lơ là trong phòng-chống dịch, đẩy mạnh tiêm vắc xin.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành kinh tế biển; phát triển nông nghiệp là trụ đỡ; khai thác lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh.

Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển xanh, bền vững, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh liên kết vùng để khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh, tạo không gian và nguồn lực cho phát triển.

Phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt, khuyến khích công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp-đô thị ven biển... Xây dựng hạ tầng đồng bộ, kết nối và nâng cao hiệu quả hoạt động khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản phẩm nông, lâm, thủy sản địa phương.

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh các sản phẩm OCOP với thương hiệu, vùng nguyên liệu, sự hỗ trợ của ngân hàng, phát triển thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Phát triển ngành thủy sản hiện đại, hiệu quả, bền vững, trọng tâm nuôi trồng; quyết liệt ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại thế mạnh (vận tải biển, logistics, kho bãi, tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông...). Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, dịch vụ; phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên; hình thành các tuyến, cụm du lịch.

Huy động mọi nguồn lực cho phát triển, gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực xã hội, nguồn vốn vay… Đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng, đặc biệt là sân bay, đường cao tốc… Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào các công trình trọng điểm, chiến lược làm động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên nền tảng chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến; cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị tốt đẹp của người Bình Định. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo người có công, đối tượng yếu thế; thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các sai phạm.

Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành đã trả lời các đề xuất, kiến nghị của tỉnh. Đồng ý về chủ trương với các nội dung này, Thủ tướng giao các bộ, ngành khẩn trương xử lý, giải quyết, hướng dẫn các địa phương, triển khai các thủ tục theo thẩm quyền và đúng quy định, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tinh thần là "có đầu ra" cho các vướng mắc.

Bình Định cùng các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị, lập dự án, triển khai dự án tuyến cao tốc Pleiku-Quy Nhơn, đoạn qua tỉnh nào thì tỉnh đó làm. Ảnh nguồn internet

Bình Định cùng các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị, lập dự án, triển khai dự án tuyến cao tốc Pleiku-Quy Nhơn, đoạn qua tỉnh nào thì tỉnh đó làm. Ảnh nguồn internet

Thủ tướng yêu cầu tỉnh chủ động xây dựng đề án xã hội hóa, huy động nguồn lực cải tạo, nâng cấp sân bay Phù Cát. Bình Định cùng các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị, lập dự án, triển khai dự án tuyến cao tốc Pleiku-Quy Nhơn, đoạn qua tỉnh nào thì tỉnh đó làm, theo hình thức hợp tác công tư, dưới sự quản lý, hướng dẫn của Bộ GTVT, kết nối 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Bình Định, kết nối Tây Nguyên và duyên hải Trung Bộ, kết nối với các tuyến cao tốc dọc (đường cao tốc Bắc-Nam), tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng.

Thủ tướng khuyến khích các địa phương mạnh dạn làm các công trình hạ tầng lớn để ngày càng trưởng thành, có thêm nhiều kinh nghiệm.

Thủ tướng giao các bộ cân đối để hỗ trợ ngân sách đầu tư tuyến đường huyết mạch từ quốc lộ 19 đến khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định kết nối với cảng Quy Nhơn; đồng ý chủ trương vay vốn ODA để sớm hoàn thành 38 km còn lại của tuyến đường ven biển...

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.