Thủ tướng đã nghe nhóm nghiên cứu của TP.HCM trình bày về mở rộng TSN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, quan điểm khoa học khác nhau trong mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là bình thường và Phó Thủ tướng sẽ chủ trì họp để nghe các bên báo cáo, phản biện từ đó chọn ra phương án cuối.
 Phương án mở rộng Tân Sơn Nhất vẫn gây tranh luận
Phương án mở rộng Tân Sơn Nhất vẫn gây tranh luận
Câu chuyện tranh cãi về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là nội dung được nhiều phóng viên đặt ra tại phiên họp báo Chính phủ chiều nay, 1-3.
Trả lời về sự trái ngược giữa 2 phương án do tư vấn nước ngoài đề xuất và phương án của nhóm chuyên gia do Bí thư Thành uỷ TP.HCM thành lập, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, sự khác biệt này là bình thường.
"Hồi kết thế nào thì sẽ còn một phiên nữa, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì để nghe quan điểm của Bộ Giao thông vận tải, của các bên. Thủ tướng cũng đã nghe ý kiến của nhóm nghiên cứu do Bí thư Thành uỷ TP.HCM thành lập", ông Dũng nói.
Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định Bộ sẽ chỉ đạo tư vấn trao đổi, phản biện lẫn nhau để điều gì hợp lý thì tiếp thu nhằm hoàn thiện, bổ sung vào báo cáo cuối cùng sẽ gửi Chính phủ trong thời gian ngắn tới đây.
Ông Đông cũng thông tin, tại cuộc họp của Bộ Gao thông vận tải vào ngày 27-2 vừa qua để nghe tư vấn báo cáo các phương án rà soát, nghiên cứu quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trước khi báo cáo Chính phủ, tư vấn Pháp đề xuất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam, chỉ sử dụng khu vực phía bắc (đất sân golf) làm hậu cần khu bay.
Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về  phía nam của tư vấn Pháp ADPi tương tự với phương án được đưa ra trước đó của Bộ Giao thông vận tải và tư vấn Bộ Quốc phòng, nhưng trái với đề xuất của tổ tư vấn TP.HCM.
PGS - TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không (Đại học Bách khoa TP.HCM), thành viên nhóm chuyên gia cố vấn phương án mở rộng Tân Sơn Nhất được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thành lập, cho biết quan điểm nhất quán của nhóm tư vấn và TP.HCM là mở rộng về phía bắc.
Các giai đoạn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo tính toán của tổ tư vấn TP.HCM cụ thể như sau: Năm 2018-2020: Xây nhà ga T3 với năng suất 10 triệu khách 1 năm, tại phía nam, để đáp ứng nhu cầu trước mắt trong vài năm tới; quy hoạch và xây dựng đường vành đai xung quanh sân bay.
Năm 2020-2022: Xây nhà ga hành khách T4 ở phía bắc, năng suất 20 triệu khách mỗi năm; đường lăn, bãi đỗ theo phương án một nhưng dịch ra phía bắc nhiều hơn để dành chỗ làm đường băng thứ ba; cải tạo và mở rộng các nhà ga hành khách T1, T2 và T3 ở phía nam, nâng tổng năng suất lên mức 55 triệu khách/năm.
Năm 2022-2025: Xây đường băng thứ ba dài 2.400 m theo phương án hai. Hoàn thiện hệ thống đường lăn, sân đỗ đồng bộ với đường băng thứ ba; mở rộng nhà ga hành khách T4 phía bắc để có năng suất 35 triệu khách/năm - nhằm nâng tổng năng suất các nhà ga T1, T2, T3 và T4 lên mức 70 triệu khách/ăm, và hoàn thiện hệ thống các công trình phía bắc...
Chí Hiếu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.