Thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột cần đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 1. Soạn thảo hợp đồng cho tặng nhà đất
Hợp đồng cho/tặng bất động sản là những thoả thuận của các bên về việc cho/tặng đất. Điều 462 Luật Dân sự 2015 quy định việc cho tặng có thể kèm theo điều kiện, tức là bên tặng cho có quyền yêu cầu bên nhận thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ sau khi tặng cho.
Nếu các bên không biết cách thiết lập hợp đồng cho tặng đúng quy định thì có thể gửi đơn đề nghị đến UBND cấp xã nơi có đất hoặc các văn phòng công chứng để được hướng dẫn và thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng cho tặng nhà đất tại đây.

Thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột cần đảm bảo trình tự theo quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: LĐO
Thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột cần đảm bảo trình tự theo quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: LĐO
Bước 2. Công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, bộ hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Dự thảo hợp đồng cho tặng (nếu có).
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân (CMND/CCCD và sổ hộ khẩu) của bên tặng cho và bên nhận tặng cho.
- Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng tặng cho (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, quyết định ly hôn).
Ngoài ra cần mang theo bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu.
Bước 3. Sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trình tự sang tên giấy chứng nhận khi cho, tặng quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Người có nhu cầu sang tên cần đến văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng kèm theo bản chính hoặc bản photo công chứng một trong các giấy tờ này.
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng/chứng thực.
- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.
Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, bộ phận tiếp nhận cần hướng dẫn người dân hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hồ sơ đã đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì cán bộ phòng đăng ký đất đai tiếp tục thực hiện các công việc:
- Gửi thông tin địa chính tới cơ quan thuế để xác định và thông báo nghĩa vụ thu tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Xác nhận các nội dung thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp.
- Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.
Khi hoàn tất các thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột, người dân sẽ nhận lại giấy chứng nhận đã sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.
Theo Phương Duy (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin người sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ như nào theo quy định mới?

Thông tin người sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ như nào theo quy định mới?

Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) và hồ sơ địa chính đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến quy định cụ thể thông tin người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi Giấy chứng nhận.