Thử thách tài năng MC cùng “Én học đường”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc thi Tài năng dẫn chương trình “Én học đường” trong học sinh-sinh viên năm 2024 do Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vào sáng 30-6 tại Khách sạn Pleiku là cơ hội để các thí sinh thể hiện tài năng và bản lĩnh sân khấu.

Cuộc thi giúp các em có thêm kinh nghiệm, hành trang để chinh phục ước mơ trở thành người dẫn chương trình chuyên nghiệp trong tương lai.

Thể hiện tài năng

Mở đầu cuộc thi ở vòng chung khảo, 17 thí sinh trình diễn tài năng xây dựng kịch bản, dẫn chương trình theo các chủ đề tự chọn. Một số thí sinh đã tạo dấu ấn với Ban giám khảo cũng như khán giả bởi sự lựa chọn chủ đề, khả năng kiểm soát sân khấu và thông điệp từ bài thi.

10 thí sinh có phần dẫn chương trình xuất sắc nhất được chọn vào phần thi thứ hai. Ở phần thi này, các thí sinh bình tĩnh, tự tin xử lý các tình huống liên quan đến nội dung kịch bản do Ban giám khảo đặt ra.

Ban tổ chức trao giải Én vàng cho thí sinh Đào Bích Ngân. Ảnh: M.N

Ban tổ chức trao giải Én vàng cho thí sinh Đào Bích Ngân. Ảnh: M.N

Dù chỉ đạt giải “MC triển vọng” và giải khuyến khích cuộc thi song thí sinh Phùng Hồ An Nguyên (Trường THPT chuyên Hùng Vương) đã tạo được ấn tượng với Ban giám khảo cùng khán giả bởi khả năng làm MC song ngữ Việt-Anh. Tại phần thi trình diễn tài năng dẫn chương trình, Nguyên đã mang đến cuộc thi chủ đề “Sắc Việt Nam”, giới thiệu các trang phục đặc sắc của các dân tộc: Dao Đỏ, Mông, Thái, Bahnar, Kinh…

Nguyên đã khéo léo trong việc sử dụng trang phục áo dài để phù hợp với nội dung kịch bản. Với chất giọng tốt, sự tự tin, Nguyên đã mang đến một phần thi đầy thuyết phục. Nguyên chia sẻ: “Nhiều năm nay, em may mắn có cơ hội làm MC tại một số chương trình, sự kiện do Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn Pleiku và Đoàn trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức nên có sự mạnh dạn trên sân khấu. Những góp ý của các thành viên Ban giám khảo giúp em có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng trong thời gian tới”.

Với sự nỗ lực tập luyện và thể hiện thành công phần thi, các thí sinh tại vòng chung khảo đã chứng minh cho khán giả thấy được sự linh hoạt, khéo léo, am hiểu kiến thức khi xây dựng kịch bản các chương trình truyền hình như: chương trình Tiếp bước em đến trường, Nông nghiệp cùng nhà nông, tọa đàm kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số…

Sau phần thi thứ hai, Ban tổ chức đã chọn ra 3 thí sinh xuất sắc nhất tiếp tục thi trình diễn tài năng dẫn chương trình giới thiệu sản phẩm (thí sinh được chọn 1 trong 3 sản phẩm do Ban tổ chức cung cấp).

Chỉ với 5 phút chuẩn bị kịch bản, các thí sinh đã khiến giám khảo bất ngờ vì sự nhanh nhẹn, khéo léo, ứng biến linh hoạt trong các tình huống bất ngờ; đồng thời, các thí sinh cũng thể hiện được kỹ năng giao lưu, tương tác với khán giả. Các thành viên Ban giám khảo đã trở thành “diễn viên” phụ họa cho các thí sinh trong phần thi này.

Với việc hoàn thành tốt các phần thi từ vòng sơ khảo đến chung khảo, thí sinh Đào Bích Ngân (Trường THCS và THPT Y Đôn, huyện Đak Pơ) đã giành giải Én vàng của cuộc thi. Ngân chia sẻ: “Em chưa có kinh nghiệm làm người dẫn chương trình, mà chỉ mới tham gia hỗ trợ Đoàn trường thực hiện một số kịch bản cho hoạt động ngoại khóa.

Đến với cuộc thi, em đã tìm hiểu về công việc dẫn chương trình. Khi xây dựng kịch bản, em chủ động đưa ra những tình huống có thể xảy ra. Nhờ thế, em hoàn thành tốt phần thi của mình. Em rất vui vì đã giành được giải cao nhất của cuộc thi. Đây là động lực để em mạnh dạn đảm nhận vai trò MC trong các hoạt động của Đoàn trường thời gian tới”.

Sân chơi hấp dẫn

Cuộc thi được Tỉnh Đoàn Gia Lai triển khai từ tháng 3-2024. Ở vòng sơ khảo, 50 thí sinh đã gửi video clip dự thi với nội dung giới thiệu bản thân và các vấn đề về: lịch sử, văn hóa, du lịch, sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của địa phương. Kết quả, 17 thí sinh xuất sắc nhất đã được chọn vào vòng chung khảo.

Tại cuộc thi, bên cạnh việc thử thách sự tự tin, bản lĩnh sân khấu, các thí sinh được Ban giám khảo là những người dẫn chương trình nổi tiếng, những người có chuyên môn, kinh nghiệm thực tế hay là người trực tiếp thiết kế, xây dựng nội dung, điều hành sản xuất các chương trình truyền hình truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ các kỹ năng cần thiết.

Thí sinh Nguyễn Mai Linh (Trường THPT Chi Lăng, TP. Pleiku) đạt giải Én đồng cuộc thi Én học đường. Ảnh: Minh Nhật

Thí sinh Nguyễn Mai Linh (Trường THPT Chi Lăng, TP. Pleiku) đạt giải Én đồng cuộc thi Én học đường. Ảnh: Minh Nhật

Thí sinh Nguyễn Mai Linh (Trường THPT Chi Lăng, TP. Pleiku) đã đạt giải Én đồng của cuộc thi. Linh bày tỏ: “Qua cuộc thi, em hiểu được công việc dẫn chương trình cũng gặp nhiều áp lực, đòi hỏi nhiều kỹ năng, bản lĩnh sân khấu. Qua cuộc thi, em thêm tự tin để tiếp tục phát huy sở trường của bản thân; đồng thời, có thêm những người bạn cùng đam mê dẫn chương trình”.

Lần đầu tiên tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học sinh-sinh viên. Nhiều thí sinh lần đầu đứng trên sân khấu, một số thí sinh đã nắm được những kỹ năng cơ bản về việc dẫn chương trình, nhưng điểm chung của các thí sinh là sự trẻ trung và có nguồn năng lượng tích cực.

Anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh, Trưởng ban tổ chức cuộc thi-nhận xét: Mỗi thí sinh có một phong cách riêng và đều có sự đầu tư cho phần trình diễn của mình. Nhưng để có thể trở thành người dẫn chương trình thực thụ, các thí sinh cần trau dồi, rèn luyện kiến thức, kỹ năng nhiều hơn.

Với những trải nghiệm từ cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn các em tiếp tục phát huy tài năng, mạnh dạn, năng động và tích cực tham gia các hoạt động Đoàn-Hội tại địa phương, đơn vị.

Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải Én vàng, 1 giải Én bạc, 1 giải Én đồng và 14 giải khuyến khích cho các thí sinh. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 5 giải phụ: MC được yêu thích nhất, MC triển vọng, MC có nội dung quảng cáo ấn tượng nhất, MC có giọng nói tốt nhất, MC ấn tượng nhất.

Có thể bạn quan tâm

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, giới trẻ đã thể hiện sự năng động, sáng tạo qua các nền tảng như Vlog, TikTok, podcast... Không chỉ là trào lưu mạng xã hội, xu hướng này phản ánh cách giới trẻ tiếp cận công nghệ, thể hiện bản thân và kết nối với cộng đồng.

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên đột phá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại. Nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, người trẻ đã tiên phong đột phá công nghệ để cùng đất nước vươn mình, phát triển.

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

(GLO)- Ngày 31-5, tại Trường Liên cấp Sao Việt (TP. Pleiku), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Talkshow với chủ đề “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025.

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

(GLO)- Từ bỏ cơ hội có thu nhập cao và việc làm ổn định ở các thành phố lớn, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện đăng ký đến công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng của Binh đoàn 15 và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị cũng như ở địa phương nơi công tác.