Thủ lĩnh thanh niên ở làng Sơ Bir

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

35 tuổi, Plinh được dân làng yêu quý và phong cho biệt danh thủ lĩnh thanh niên làm kinh tế giỏi của làng Sơ Bir, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai.

Men theo tỉnh lộ 666, chúng tôi tìm đến làng Sơ Bir xa ngái. Không cần hỏi han lâu, người dân nhiệt tình chỉ đường cho chúng tôi đến nhà của Plinh.

 

Plinh bên vườn hồ tiêu trĩu quả.
Plinh bên vườn hồ tiêu trĩu quả.

Plinh kể, anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lại đông con nên anh chỉ được học đến lớp 8 rồi bỏ dở, ở nhà lao động, phụ giúp gia đình.

Cuộc sống cứ mãi khó khăn đến khi Plinh lập gia đình và tách ra ở riêng. Anh đã tận dụng mấy sào đất cha mẹ cho để trồng 300 cây cà phê kết hợp chăn nuôi bò, sau vài năm hai vợ chồng cũng dành dụm được chút vốn liếng. Không ngại khó khăn, Plinh tiếp tục mua đất mở rộng diện tích. Anh mạnh dạn xin chính quyền địa phương cho phép khai thác, sử dụng đất còn bỏ hoang, đồng thời vận động, tập hợp thanh niên trong làng giúp nhau đổi công mở rộng diện tích.

Sự kiên trì và chịu thương, chịu khó của hai vợ chồng Plinh đã được đền đáp xứng đáng; đến nay gia đình anh đã sở hữu 5 ha đất trồng cây công nghiệp các loại. Trong đó có 1 ha bời lời, 600 gốc cà phê, 1.200 trụ tiêu, 1,6 ha cao su và 8 sào ruộng lúa nước kết hợp chăn nuôi bò. Mỗi năm trừ chi phí sản xuất, gia đình anh thu được trên 300 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, Plinh còn hướng dẫn bà con làm theo. Hai loại cây công nghiệp là cà phê, hồ tiêu phù hợp với thổ nhưỡng của làng đã được anh hướng dẫn người dân trồng, chỉ cách mua giống chuẩn, chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bỏ phân và thu hoạch. Bên cạnh đó, Plinh còn sẵn sàng cho các đoàn viên thanh niên trong thôn vay không lấy lãi để phát triển kinh tế. Gia đình anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 2 thanh niên trong làng, chưa kể 15 thanh niên theo vụ mùa…

Từng chứng kiến cảnh người thân, họ hàng ốm nặng rồi chết do không đến bệnh viện kịp thời, đầu năm 2014, gia đình Plinh mua một ô tô 4 chỗ. Nó không chỉ là phương tiện đi lại của gia đình mà còn chuyên chở bệnh nhân trong làng đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

Năm 2016, nhận thấy việc vận chuyển nông sản của bà con gặp nhiều khó khăn, phải thuê xe cách đó hàng chục ki lô mét nên chi phí rất cao, Plinh liền mua ô tô tải phục vụ bà con vào mùa gặt hái.

Thiên Ân/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.