Thông xe tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 11-9, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tuyên bố thông xe tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
 

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng các đại biểu cắt băng khánh thành tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng các đại biểu cắt băng khánh thành tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã tham dự Lễ cắt băng khánh thành tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước Việt Nam, Trung Quốc; sự quan tâm, ủng hộ của các bộ, ngành và Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước Việt Nam, Trung Quốc, cùng với sự nỗ lực hợp tác của chính quyền tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, đến nay tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng.

Đây là một sự kiện trọng đại, đánh dấu mốc quan trọng trong thúc đẩy tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế, thương mại giữa hai địa phương  Lạng Sơn và Quảng Tây. Đồng thời, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Bên cạnh đó, tạo tiền đề quan trọng cho doanh nghiệp hai nước tăng cường quan hệ giao thương, xuất khẩu hàng hóa, góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN.

Với ý nghĩa đó, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị các cơ quan chức năng liên quan hai bên tăng cường phối hợp quản lý, khai thác, vận hành có hiệu quả tuyến đường này đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và doanh nghiệp hai nước; tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại tuyến đường này. Qua đó, góp phần làm cho cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan thực sự trở thành cặp cửa khẩu đường bộ giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc có lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất, có năng lực mạnh nhất, hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất.

P.V/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.