Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

song-ba-6132-6076.gif
Ảnh minh họa

Đón chút nồm lên, xe sợi nắng

Về sông Ba ôn chuyện đời sông

Cầu Lệ Bắc chiến tranh xa lắm

Theo thời gian, sông mải xuôi dòng.


Cho nương bãi đôi bờ xanh mướt

Nối nhà cao nhịp sống rạng ngời

Cảnh mới lạ mà tình thân thuộc

Sông rộng dài nhưng sông rất sâu!


Dời chân bước lần về “chảo lửa”

Hồ Phú Cần sóng nhẹ lao xao

Cứu đất khát theo mương Ia Mlah

Ruộng lúa, nương dưa em nơi nào?


Cầu xây mới nối cung đường mới

Đàn bò thung thăng dưới tán điều

Đàn dê núi lẩn rẫy mì rộng quá

Ta gặp em Đất Bằng anh hùng!


Dẫu đã biết bao lần anh đến

Hiểu gì đâu bí ẩn Krông Pa

Còn nỗi buồn huyện nghèo, xa ngái

Những nếp sàn nắng dội, mưa xiên...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.