"Thịt heo sạch" đắt hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuy giá bán ra cao hơn so với thịt heo nuôi bằng thức ăn công nghiệp 35.000 đồng-40.000 đồng/kg, nhưng người đi chợ ở Pleiku vẫn thích thịt heo do đồng bào dân tộc thiểu số nuôi bởi chất lượng và tin đó là heo sạch.

 
 Quầy thịt heo sạch ở chợ Bà Định. Ảnh: Đ.P
Quầy thịt heo sạch ở chợ Bà Định. Ảnh: Đ.P

Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, vài năm trở lại đây, tiểu thương các chợ phường, xã, chợ tự phát và rải rác trên các cung đường đông người qua lại trên địa bàn TP. Pleiku chuyển sang bán loại thịt heo này. Ban đầu, họ giới thiệu sản phẩm bằng cách in dòng chữ quảng cáo mặt trước chiếc bàn gỗ chữ nhật bày bán thịt hoặc để lại vài mẩu thịt có lông màu đen, bì dày làm tin. Khi khách hàng đã xác tín về chất lượng, chấp nhận giá cả thì cứ “trông mặt mà bắt hình dong”, khỏi phải lăn tăn, nhiều lời chào mời.

Thực chất, đây là giống heo làng, heo cỏ, heo rừng lai nuôi thả rông hoặc nuôi nhốt (tận dụng thức ăn dư thừa, phụ phẩm nông nghiệp) mà người ta thường gọi là heo sạch. Thương lái hàng ngày vác rọ đến các thôn, làng tìm mua; giết mổ mỗi ngày một vài con tùy vào sức mua chứ không lấy ở các lò mổ.

Chị Phương bày bàn thịt heo ở 58 Thống Nhất (TP. Pleiku) cho biết, gia đình chị mổ 2-3 con/ngày, bán từ 5 giờ đến 9 giờ sáng đã hết nhẵn. Khách hàng quen, nhiều người điện thoại, nhắn tin dặn trước loại thịt và khối trọng, cứ thế cho sẵn vào túi bóng. Dịp Tết dù sức mua có tăng lên nhưng chị vẫn giữ giá. Toàn khách quen, ăn hàng thịt của mình quanh năm. Chị Phương còn cho biết: “Nhiều người mua một lúc đến 5-7 cân về chế biến hoặc đông đá, gởi nhà xe vào tận TP. Hồ Chí Minh cho con, cho gia đình người thân, vì nghe nói, trong ấy chỉ bán toàn thịt heo công nghiệp, ăn chán phèo, lâu dài e không được an toàn”.

Ở chợ Bà Định (phường Yên Đổ, TP. Pleiku), có hơn 10 bàn thịt heo sạch bày bán, tiêu thụ ngót 1,5 tấn thịt/mỗi buổi sáng (ước tính chừng 30 con). Khách hàng tiện việc ghé mua, giá cả đúng với chất lượng, lấy chữ tín làm trọng để sống được với nghề. Vài năm trở lại đây, hầu hết tiểu thương không còn bán thịt heo công nghiệp nữa.

Thịt heo là thực phẩm khá thông dụng, có mặt trong bữa ăn hàng ngày mọi gia đình. Ở ta, thi thoảng lại rộ lên thông tin nhiều trang trại chăn nuôi bị phát hiện lạm dụng chất cấm như tăng trọng, tạo nạc thì nỗi lo “tự đưa bệnh vào mồm” ở người tiêu dùng là điều dễ hiểu. Đời sống đã khá lên, không phải “lăn tăn” nhiều đến giá cả để được cái ăn ngon, an toàn cho sức khỏe là chọn lựa đúng đắn.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.