Dù vận chuyển hàng hóa ra miền Bắc thời điểm này khó khăn, chi phí đội lên nhưng nhiều doanh nghiệp bán lẻ lẫn sản xuất đều đồng lòng giữ ổn định giá để hỗ trợ, góp phần ổn định tâm lý người dân các địa phương bị ảnh hưởng bão lũ.
Miệng móm mém, tóc bạc phơ, lưng gù, 82 tuổi, bà Trần Thị Thời (thôn Thanh Chiêm 2, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cùng chồng mỗi ngày vẫn miệt mài bên nồi mì Quảng nóng hổi.
(GLO)- Giá thị heo đang giảm mạnh khiến người chăn nuôi lo lắng vì thua lỗ, trong khi đó, người tiêu dùng lại phấn khởi vì giảm gánh nặng chi tiêu hàng ngày.
(GLO)- Gần 1 tháng nay, giá heo hơi liên tục giảm sâu, hiện chỉ còn khoảng 55 ngàn đồng/kg, trong khi chi phí thức ăn lại tăng khiến người chăn nuôi không có lãi, thậm chí lỗ vốn.
(GLO)- Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), từ mùng 7 tháng Giêng, các mặt hàng thực phẩm tươi sống được người tiêu dùng lựa chọn và giá cả ổn định hơn mấy ngày trước đó. Thậm chí, giá bán một số loại rau xanh còn rẻ hơn so với trước Tết Nguyên đán.
(GLO)- Mặc dù trời trở mưa có chút bất lợi trong việc di chuyển nhưng không vì vậy mà không khí mua sắm Tết ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) kém phần sôi động. Sức mua các mặt hàng tươi sống, hoa quả tăng rất mạnh trong ngày 29 Tết.
(GLO)- Theo nhận định, nguồn cung heo trên thị trường không thiếu do một số trang trại lớn đang giữ hàng chưa xuất bán, cộng với việc nguồn heo trong các hộ chăn nuôi tái đàn và tăng đàn trước đó đã sắp đến kỳ xuất bán. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng, siêu thị cũng đã chủ động lên kế hoạch nhập số lượng lớn thịt heo đông lạnh để phục vụ nhu cầu của người dân.
(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tái đàn nên lượng heo cung cấp ra thị trường Gia Lai hiện rất dồi dào. Gần 1 tháng qua, giá heo hơi đã giảm mạnh. Tuy nhiên, thực tế đó lại phát sinh nghịch lý là người chăn nuôi gặp khó do giá heo hơi giảm, còn người tiêu dùng vẫn phải chịu thiệt do giá thịt heo ở chợ vẫn “neo“ ở mức cao.
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số người rao bán “thịt siêu thị“ với giá siêu rẻ, thu hút sự quan tâm của các bà nội trợ trong bối cảnh giá thịt heo trên thị trường cao ngất ngưỡng.
Về việc giá thịt lợn tăng, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 23/5, nhiều đại biểu cho rằng, việc giá thịt lợn tăng quá cao trong thời gian qua đã phản ảnh đúng quy luật cung - cầu. Điều cần làm lúc này là có giải pháp hỗ trợ người dân tái đàn nhanh và an toàn, khi đó giá thịt lợn sẽ hạ nhiệt.
Cơ quan cạnh tranh đang thu thập thông tin, đánh giá có hay không hành vi lạm dụng, thống lĩnh thị trường thịt heo của các doanh nghiệp lớn bởi những biến động giá trên thị trường không phải là biến động nhỏ lẻ mà biến động đồng loạt.
Dù giá heo hơi được các doanh nghiệp chăn nuôi lớn bán ra chỉ còn 70.000 đồng/kg và lượng thịt heo nhập khẩu tăng đến 300%, nhưng giá thịt heo vẫn chưa “hạ nhiệt“, thậm chí có loại lên tới 280.000 đồng/kg!
Việt Nam đã nhập khẩu 78.376 tấn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm (tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó thịt gà khoảng 44.000 tấn (tăng 36%), nhưng không ảnh hưởng đến giá gia cầm trong nước
Việc kéo giảm giá lợn hơi xuống theo lộ trình như chỉ đạo của Chính phủ sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự quyết liệt hơn nữa của các cơ quan quản lý, chứ không thể trông chờ vào sự tự giác của các doanh nghiệp.
(GLO)- Nhằm chung tay bình ổn giá thịt heo trên địa bàn, từ ngày 10-4, Siêu thị Co.opmart Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai chương trình giảm giá 10% đối với mặt hàng thịt heo. Theo đó, thịt ba chỉ giảm còn 132 ngàn đồng/kg, thịt đùi 132 ngàn đồng/kg, thịt vai 125 ngàn đồng/kg, sườn non heo 145 ngàn đồng/kg, thịt cốt lết 132 ngàn đồng/kg, thịt xay 125 ngàn đồng/kg...
(GLO)- Mặc dù yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phải đưa giá heo hơi về mức 70 ngàn đồng/kg từ 1-4 và tiếp tục giảm dần trong quý II, quý III-2020, nhưng qua khảo sát, giá heo thịt bán trên thị trường TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai vẫn đang “neo“ ở mức cao. Trong khi đó, giá bán thịt heo tại mỗi chợ, siêu thị cũng khác nhau, có sự chênh lệch 10-20 ngàn đồng/kg.
Năm nay, hàng hóa tết tại các vùng nông thôn Đăk Lăk đa dạng và giữ giá bình ổn. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương như đang ngồi trên đống lửa vì sức mua giảm mạnh so với các năm trước. Dù cận tết, lượng tiêu thụ hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu “tăng nhiệt“.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết việc nhập hơn 110.000 tấn thịt heo nhằm bù đắp nguồn cung thiếu hụt chờ tái đàn, giữ chỉ số CPI ở mức vừa phải, đảm bảo lợi ích chăn nuôi, người tiêu dùng.
Doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn phải làm chủ, dẫn dắt thị trường, đừng đưa giá lên quá mức là “gậy ông đập lưng ông“. Người tiêu dùng quay lưng dùng thực phẩm khác, hàng nhập tràn về thì doanh nghiệp đánh mất thị trường ngay trên sân nhà.
Sau những rủi ro và thiệt hại nặng nề do dịch tả heo châu Phi, hàng loạt startup thịt nhân tạo đã ra đời tại Trung Quốc. Các công ty Mỹ cũng bắt đầu nhắm tới thị trường to lớn này, nơi người dân gần như không thể thiếu thịt trong bữa ăn.
Trước tình trạng nguồn cung thịt lợn bị giảm sút khiến giá thịt lợn bị thương lái đẩy lên cao phi lý, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại tổng đàn, phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ giải pháp nhập khẩu thêm thịt lợn thành phẩm từ các nước có quan hệ thương mại hai chiều.