Thích ứng an toàn với dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một thời khuyến cáo mà cũng là quy định “Không ra đường nếu không thật sự cần thiết” được áp dụng triệt để, chặt chẽ, nghiêm túc. Đến nay, không phải tinh thần của khuyến cáo này không còn giá trị nhưng nhận thức về nó đã khác, trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát, đất nước bước vào giai đoạn bình thường mới, vừa phòng-chống dịch hiệu quả vừa khẩn trương khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.

Trên bình diện chung, dịch bệnh vẫn còn phức tạp và gia tăng số ca mắc mới. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã không còn gây nỗi hoang mang, lo sợ, mà thay vào đó là sự bình tĩnh, chủ động trong đối phó và kiểm soát. Khác với những lần trước, biến chủng Omicron “tàng hình” mới có tốc độ lây lan rất nhanh. Tại tỉnh ta, số lượng hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày, nhất là nơi đông người, trong đó có nhiều ca lây lan từ cộng đồng đã nói lên đặc điểm của chủng vi rút. Các cơ quan, công sở những ngày qua cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc Covid-19. Hẻm phố nơi tôi sinh sống trước lẻ tẻ vài trường hợp mắc bệnh nhưng gần đây lại tăng lên, nhất là với trẻ nhỏ. Nhiều nhà đóng cửa cả ngày, không cho trẻ ra đường đá bóng, chơi cầu, nhảy dây... hồn nhiên vô tư như lúc trước.

Ảnh: Quang Tấn
Băng rôn khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần phòng-chống dịch Covid-19 trên đường Trần Hưng Đạo (TP. Pleiku). Ảnh: Quang Tấn


Người viết cũng tự tin để nói rằng, với những người có sức khỏe bình thường sau khi đã tiêm 2-3 liều vắc xin phòng Covid-19, nếu có nhiễm bệnh thì sẽ hạn chế bệnh chuyển biến nặng. Và thực tế ngay tại đơn vị tôi công tác, tình hình cũng đã phản ánh rõ điều đó. Lúc đầu chỉ vài người nhưng sau số nhiễm bệnh nhiều hơn. Song F0, F1 đều không diễn biến nặng, có người cách ly, điều trị tại bệnh viện Covid-19 nhưng chỉ mấy ngày đã ổn định, trở về; tiếp tục theo dõi tại nhà trong thời gian quy định và rồi nhanh chóng quay lại guồng máy làm việc bình thường. Lãnh đạo cơ quan khuyến cáo tập thể, cá nhân thực hiện nghiêm các phương án phòng-chống dịch nhưng cũng đặt ra yêu cầu: công việc vẫn phải duy trì và đảm bảo, tạo điều kiện hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan.

Chính phủ đã thông qua Chương trình phòng-chống Covid-19 (2022-2023), trong đó có thống nhất quan điểm Covid-19 từ nhóm A (bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao) sang nhóm B (nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong). Điều đó cho thấy, chúng ta đã kiểm soát được dịch. Nỗ lực và kết quả đạt được cũng như quan niệm mới về dịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc triển khai thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đã đề ra.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đặc điểm của bệnh truyền nhiễm nhóm A là lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Muốn Covid-19 thành bệnh thông thường thì phải triệt tiêu hai yếu tố này. Do đó, cơ quan chuyên môn vẫn cần thống kê ca nhiễm để dự báo tình hình, hạn chế ca chuyển nặng và tử vong. Để loại Covid-19 khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A thì người dân phải tự đảm bảo an toàn và được tiêm vắc xin, được tạo điều kiện để tự xét nghiệm và tiếp cận điều trị sớm nếu mắc bệnh. Tự cách ly giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, còn điều trị sớm sẽ giảm tỷ lệ tử vong. Trên hết, để Covid-19 không còn là bệnh nhóm A, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải đảm bảo năng lực ứng phó để duy trì hoạt động liên tục, an toàn. Thời gian qua, dù các địa phương đã mở cửa nhiều dịch vụ, nhưng vẫn gián đoạn bởi dịch bệnh. Do đó, cần có bộ tiêu chí an toàn cho các cơ quan, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp để duy trì hoạt động.

Vẫn phải cảnh giác, chủ động nhưng với nỗ lực và kết quả đạt được, các nhà chuyên môn dự đoán khoảng giữa năm nay Covid-19 sẽ được khống chế. Không chủ quan nhưng từ thực tế phòng-chống dịch, chúng ta tin rằng vi rút SARS-CoV-2 sẽ bị đánh bại hoàn toàn. Trong hiện tại, chúng ta không còn coi con vi rút chết người hồi nào là “đặc biệt nguy hiểm” nữa. Đó cũng là lý do để người bệnh tự tin, lạc quan chữa trị và khỏi bệnh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe để trở lại làm việc bình thường, góp phần đưa cuộc sống trở lại bình thường.

 

THẤT SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.