Thị trường xe tay ga: Nhiều cửa hàng tự tăng giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ là phương tiện di chuyển mà rất nhiều người cho rằng đi xe tay ga là “sành điệu”. Đặc biệt, với những tính năng hiện đại, mẫu mã đẹp, xe tay ga luôn là “điểm ngắm” của nhiều khách hàng, nhất là giới nữ. Mặc dù xe tay ga giá luôn đắt hơn 4-5 triệu đồng thậm chí cả chục triệu đồng so với giá công bố nhưng nhiều người vẫn chấp nhận mua.
Tùy tiện nâng giá?
Bước chân vào đại lý xe của hãng Yamaha trên đường Trần Phú (TP. Pleiku, Gia Lai), cửa hàng vắng tanh, chỉ có 2 nhân viên ngồi bán. Thấy khách hỏi về xe tay ga, cô nhân viên nhanh nhảu giới thiệu về chiếc Nozza-sản phẩm mới của Yamaha và nhấn mạnh điểm sang trọng và quyến rũ của chiếc Nozza... Tuy nhiên, khi hỏi về giá, cô nhân viên “thét” giá 39,5 triệu đồng/chiếc (bao gồm chi phí làm giấy tờ). Trong khi giá công bố của công ty chỉ 33,9 triệu đồng, thậm chí nhà sản xuất còn tuyên bố sẽ bán với giá ưu đãi là 31,9 triệu đồng.
Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan
Như vậy, người mua tại thị trường Gia Lai đã phải trả thêm 5-7 triệu đồng để có thể sở hữu một chiếc xe Nozza. Nếu trừ các chi phí như vận chuyển, kho bãi, nhân viên bán hàng… thì giá chênh lệch trên vẫn là con số quá cao so với một số địa phương lân cận như Đak Lak, Đak Nông.
Tại đại lý Honda Đức Dung (đường Trần Phú, TP. Pleiku), chiếc xe Honda Vision cũng được chào giá 33 triệu đồng, cao hơn nhiều so với giá công bố là 28,5 triệu đồng. Một nhân viên tại cửa hàng này cho hay, giá bán có thể xê dịch trong khoảng 500 ngàn đồng tùy khách hàng. Nếu khách hàng muốn mua phải đặt cọc trước và phải đợi khoảng 10 ngày sau mới có hàng về.
Tuy không còn “hot” như trước đây nhưng xe Air Blade vẫn giữ ở mức giá khá cao, so với giá công bố vài triệu đồng (giá công bố hiện là 38 triệu đồng). Hiện tại dù mẫu mã Air Blade 2011 không được người tiêu dùng đánh giá cao, thế nhưng nhiều khách hàng vẫn ưu tiên lựa chọn loại xe này lên hàng đầu. Dù phải bỏ ra 42 triệu đồng để mua chiếc Air Blade tại đại lý Honda Ngọc Hoa nhưng chị Trần Thị Bích Ngọc (đường Nguyễn Du, TP. Pleiku) vẫn không giấu được niềm vui có xe mới, cho biết: “Đặt hàng cả tuần nay mà vẫn chưa lấy được xe nên khi nghe tin của đại lý báo có xe mới, tôi vội xuống lấy liền. Mua sớm chứ sợ đến Tết giá sẽ đắt hơn”. Còn anh Nguyễn Đình Đạt (đường Vạn Kiếp, TP. Pleiku) thì tiếc rẻ: “Do không đặt hàng trước nên dù đại lý vừa nhập hàng mới về nhưng vẫn không có xe để mua”.
“Thượng đế” bị lép vế
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc- Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Ngọc Hoa thì: “Lượng xe hiện không thiếu, nếu khách phải chờ đợi thì chẳng qua do khâu vận chuyển chậm. Đợt rồi tình hình mưa bão khu vực phía Bắc kéo dài nên hàng về hơi chậm”. Lý giải xe Air Blade thời gian trước đây bị nâng giá lên cao, ông Ngọc cho rằng: Nguyên nhân chủ yếu là do sự chênh lệch cung-cầu, cầu tăng quá cao, trong khi nguồn cung không đủ, xe bị khan hiếm nên “tự động” bị đẩy giá lên. Tuy nhiên, hiện nay thị trường đã bão hòa nên giá cũng “tự động” giảm xuống từ 46 triệu đồng đến 47 triệu đồng/chiếc nay chỉ còn 41, 42 triệu đồng/chiếc.
Hiện Gia Lai đang là mùa mưa, sức bán rất chậm, thị trường xe máy khá ảm đạm. Thông thường vào khoảng tháng 11 trở đi, nhất là dịp giáp Tết Nguyên đán thì thị trường xe máy mới nhộn nhịp. Đó là thời điểm bà con bắt đầu thu hoạch vụ mùa, có tiền “rủng rỉnh” và nhu cầu sắm xe để chơi Tết cũng tăng cao.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đợi đến Tết mới mua xe, nhiều người sẵn sàng bán cả cà phê non để đổi lấy xe máy thời thượng như Air Blade hay Exciter mà không biết mình phải trả cao hơn nhiều so với giá trị thực của chiếc xe máy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê). Để đổi lấy chiếc xe máy, có nhiều hộ đã chấp nhận trả cho “người mua hộ xe” thu cà phê trong 3 năm (tùy giá trị chiếc xe máy mà thời gian và diện tích cà phê trao đổi được tính toán theo). Nhưng việc tính toán này bao giờ cũng mang về lợi nhuận cao cho “người mua hộ”. Theo tiết lộ của một “người mua hộ” ở xã Ia Tiêm thì chỉ cần tính sơ 1 ha cà phê bình thường 1 năm thu khoảng 3 tấn nhân, nếu giá 40 triệu đồng/tấn thì cũng đã trên 100 triệu đồng/ha, thu liên tiếp 3 năm đã trên 300 triệu đồng thế nhưng nhiều hộ vẫn “quyết định” đổi lấy 1 chiếc Exciter giá chỉ khoảng 50 triệu đồng (?!).
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm