Thị trường homestay Việt Nam tăng trưởng nóng 452% mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường AirDNA, thị trường kinh doanh homestay tại Việt Nam đang tăng trưởng nóng với tốc độ 452% về số lượng nguồn cung chỗ ở trong một năm qua, lớn hơn so với mức tăng trưởng trung bình toàn cầu 140% và cao hơn rất nhiều so với ngành khác sạn truyền thống chỉ tăng trưởng 40% về nguồn cung.
Theo đơn vị nghiên cứu thị trường cho rằng Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia có ngành du lịch tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Với nhiều chính sách khuyến khích phát triển, giảm đáng kể các thủ tục, điều kiện về cấp thị thực (visa) cho du khách quốc tế khiến cho Việt Nam trở thành một điểm nóng thu hút khách du lịch. Người Việt Nam nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh trong ngành du lịch đặc biệt là tham gia vào thị trường kinh doanh homestay tạo ra doanh thu vào khoảng 130 triệu USD trong năm 2018 và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
 
Số lượng chỗ ở và doanh thu mảng homestay tại Việt Nam năm 2018
Với sự xuất hiện của các nền tảng như Luxstay hay Airbnb đang góp phần tạo ra một thị trường tiềm năng, thay đổi thói quen và tạo ra lựa chọn mới cho người dùng. Công nghệ đang có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Theo bà Cản Phương Hà, đại diện Luxstay nhận định: “Việt Nam đặc thù dân số trẻ chiếm tỷ trọng cao, đối tượng tiếp cận các xu hướng mới rất nhanh chóng, đặc biệt là các dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Mảng home sharing tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và sẽ phát triển bùng nổ trong những năm tới, đạt quy mô tối thiểu 10%-20% tổng chi tiêu thị trường lưu trú vào khoảng 15 tỷ USD năm 2025.”
 
Bà Cản Phương Hà, office manager tại Luxstay
Đại diện Luxstay cũng chia sẻ thêm mục tiêu của công ty không chỉ tập trung phát triển sản phẩm tại các khu vực trung tâm, thành thị. “Luxstay sẽ xây mong muốn sẽ khai phá các điểm đến mới góp phần phát triển du lịch cho Việt Nam, chúng tôi đặc biệt quan tâm các khu vực nông thôn, chưa phát triển du lịch nhưng có tiềm năng, cảnh quan đẹp để gây dựng thị trường. Qua đó tạo ra các trải nghiệm mới mẻ cho người dùng cũng như thu nhập cho người dân bản địa" - Bà Hà cho biết.
Trong báo cáo của AirDNA cũng chỉ rõ các khu vực thành phố có doanh thu lớn nhất về homestay hiện nay như TP.Hồ Chí Minh (41.6 triệu USD), Đà Nẵng (19 triệu USD), Hà Nội (13.3 triệu USD), Lâm Đồng (2.2 triệu USD).
 
Doanh thu homestay tại các tỉnh thành phố lớn
Việt Nam với bờ biển dài trên 3400km, núi rừng nhiệt đới tươi tốt và di sản ẩm thực văn hóa phong phú. Tiềm năng trỗi dậy phát triển du lịch có thể xảy ra ở khắp mọi nơi trên khắp Việt Nam chứ không chỉ tập trung tại các thành phố lớn là một trong những ưu thế cho sự phát triển của đất nước. Với sự ủng hộ của chính phủ, du lịch được lựa chọn để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam trong những năm tiếp theo.
PV (Người Đưa tin)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.