Thị trường bất động sản: "Bong bóng" bao giờ xì hơi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thị trường ế ẩm, giao dịch kém nhưng giá vẫn tăng lên từng ngày là nét “đặc trưng” của thị trường nhà đất hiện nay. Để giá đất quay về giá trị thực là một bài toán khó chưa có lời giải.

Giao dịch giảm nhưng giá vẫn cao
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Theo thống kê của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất TP. Pleiku thì tình hình giao dịch nhà đất trong những năm gần đây ít sôi động và chiều hướng giảm. Cụ thể, trong năm 2011, lượng hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận một cửa của văn phòng là 38.513 bộ, năm 2012 là 31.856 bộ, năm 2013 giảm xuống còn 29.950 bộ. Riêng trong 9 tháng năm 2014 lượng hồ sơ văn phòng tiếp nhận là 26.456 bộ. Mặc dù vậy, giá cả nhà đất tại Gia Lai hiện vẫn nằm ở mức khá cao, nhất là khu vực trung tâm thành phố, tại các khu đất “vàng”, đắc địa tập trung buôn bán sầm uất như: Trần Phú, Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Nguyễn Tất Thành… giá đất vẫn cao ngất ngưởng. Chẳng hạn, tại khu nhà liền kề đường Trần Phú (nối dài)-nơi tập trung các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động giá mỗi căn nhà (thường là 3 lầu trở lên với diện tích mặt bằng 4 mét ngang x 20 mét dài) được rao bán khoảng 7-8 tỷ đồng. Theo tính toán một chuyên gia bất động sản, trị giá xây dựng căn nhà 3 lầu dù tính kịch kim cũng khoảng 2 tỷ đồng, còn lại tiền đất khoảng 5-6 tỷ, tính ra khoảng 1,2-1,5 tỷ đồng/mét ngang (trừ đất tại các dự án hầu hết thị trường đất Gia Lai đều được tính bằng mét ngang).

Giá nhà đất tại các khu vực lân cận cũng cao không kém, tại các tuyến đường Lê Quý Đôn, Tô Vĩnh Diện, Quyết Tiến… mỗi mét ngang cũng dao động từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Các hẻm nhỏ cũng có giá 50-70 triệu đồng/mét ngang, còn những khu xa trung tâm ở các phường như Thắng Lợi, Yên Thế… giá mỗi lô 150-200 triệu đồng/lô 5 mét. Đối với phân khúc này thị trường nhà đất có vẻ khởi sắc hơn, chủ yếu là nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công chức, người lao động có thu nhập thấp-những người có nhu cầu thực sự. Tuy nhiên, theo một số người thì giá cả vẫn khá cao. Chị Hoàng Linh-một công chức cho biết: Với khả năng của mình chỉ có thể mua một căn nhà trong hẻm với giá tầm 300-400 triệu đồng tuy nhiên rất khó kiếm, những căn nhà phù hợp hoặc là giá quá cao hoặc phải đi rất xa”.

Đất dự án “ngắc ngoải”

 

Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật

Mặc dù theo giới buôn bất động sản ở Gia Lai thì tình hình giao dịch nhà đất trên thị trường hiện có dấu hiệu “sáng” hơn một chút, nhất là sau khi lãi suất ngân hàng giảm, một số nhà đầu tư quay lại đầu tư vào đất thay vì gửi vào ngân hàng như trước kia. Tuy nhiên, theo một “cò” đất ở TP. Pleiku thì hiện tại thị trường nhà đất đang ở giai đoạn thả lỏng tự do, những người thực sự có nhu cầu bán mới bán, người mua cũng vậy. Hầu như mua để đầu cơ rất ít, trừ một vài trường hợp người đầu tư có tiền dư, nhưng họ chỉ đầu tư vào những nơi “đắc địa” có lãi trong thời gian ngắn và gần như không vay ngân hàng để đầu tư bất động sản.

Vì vậy, lượng giao dịch đối với đất dự án vẫn ảm đạm, thậm chí có dự án bán lỗ hơn giá đầu tư nhưng vẫn không có khách hàng, chỉ một vài dự án còn “trụ” được. Theo ông Đỗ Xuân Tuấn-Giám đốc kinh doanh tại Gia Lai của Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp FBS (chủ đầu tư dự án Khu Đô thị Hoa Lư- Phù Đổng) thì hầu như ngày nào Công ty cũng có khách đến hỏi mua đất, bình quân mỗi tháng có khoảng 10 khách hàng đến giao dịch trao đổi, chuyển nhượng lại hợp đồng. Đó là nhờ những thuận lợi có sẵn như gần Quảng trường Đại Đoàn Kết, nằm dọc bên đường Nguyễn Tất Thành và một số công trình khác nên thu hút được đông khách hàng. Đặc biệt, mới đây (tháng 9-2014) dự án đã được UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng phù hợp với thực tế hiện nay. Trong đó, giảm đất dành cho khu biệt thự, thương mại và tăng đất nhà ở khu liền kề, đất tái định cư, đất nhà trẻ... Ngoài ra, một số lô đất ở được điều chỉnh mở đường giao thông kết nối với dự án suối Hội Phú.

Cung nhiều, cầu cũng có nhưng giá cao khiến thị trường nhà đất Gia Lai bị thổi lên như chiếc bong bóng. Để giá nhà đất quay về giá trị thực sự nên chăng cần có sự tách biệt giữa 2 phân khúc rõ ràng, ở phân khúc dành cho cán bộ, công chức và người có nhu nhập thấp-những người có nhu cầu thực sự cần có chính sách hỗ trợ cụ thể.

Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.