Thêm niềm tin cho người nộp thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phục hồi còn chậm, các doanh nghiệp (DN) đang gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là về nhu cầu vốn và mở rộng thị trường, lưu thông hàng hóa… để phát triển sản xuất - kinh doanh.

Nhận thấy điều đó, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan đã có nhiều quyết sách quan trọng, cần thiết để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, tạo đà cho mục tiêu phục hồi nhanh kinh tế sau đại dịch COVID-19. Trong đó, các chính sách hỗ trợ về thuế đã và đang là công cụ rất hữu hiệu để thúc đẩy DN phát triển nhanh hơn, bền vững hơn; đồng thời góp phần tạo thêm niềm tin cho người nộp thuế.

Để công cụ thuế thật sự đạt mục tiêu và hiệu quả, đánh trúng nhu cầu của cộng đồng DN thì việc giảm thuế, gia hạn nộp thuế như thời gian vừa qua là chưa đủ. Nhà nước cần có nhiều giải pháp kết hợp, phối hợp nhanh hơn, rốt ráo hơn nữa để hiệu quả và mục tiêu đề ra chắc chắn đạt được tốt hơn, phù hợp hơn.

Thời gian qua, ngành thuế đã rất quyết liệt, liên tục cải cách chính sách thuế nhằm tạo sự rõ ràng, minh bạch, thuận lợi hơn, "nhẹ gánh" hơn cho cộng đồng DN và người nộp thuế nói chung. Trong mục tiêu đó, ngành thuế đã và đang xây dựng các dự án thay thế hoặc chỉnh sửa, bổ sung một số luật để trình Quốc hội xem xét ban hành, như: Luật Quản lý thuế, Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế thu nhập DN…

Trong đó, dự án Luật Thuế GTGT (sửa đổi) đã được trình Quốc hội, với rất nhiều thay đổi so với Luật Thuế GTGT 2008 và các luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT ban hành thời gian qua. Theo tôi, để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho DN và người nộp thuế nói chung, ngoài các nội dung như dự thảo, cơ quan soạn thảo nên xem xét thêm một số vấn đề. Chẳng hạn, việc hoàn thuế GTGT cần được trả về đúng "đạo lý" của nó - nếu người nộp thuế có số thuế phải nộp âm thì nên được hoàn thuế; cần làm rõ thuế GTGT đánh trên đối tượng (hàng hóa, dịch vụ) hay đánh trên công dụng của chúng để ban hành các quy định thống nhất…

Việc Luật Thuế GTGT (sửa đổi) dự kiến nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế với cá nhân, hộ kinh doanh lên 200 triệu đồng/năm là phù hợp thực tế, song có lẽ chưa phù hợp với mức giảm trừ gia cảnh cho 1 cá nhân có hơn 1 người phụ thuộc và cũng chưa mang tính dự báo khi Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được sửa đổi trong thời gian tới. Ngoài ra, một nội dung nữa mà người nộp thuế hết sức quan tâm và cơ quan soạn thảo cũng nên xem xét là cách xác định thu nhập chịu thuế.

Để DN nhanh chóng vượt qua khó khăn, lấy lại đà phát triển mạnh mẽ thì hơn lúc nào hết, các chính sách sau khi được ban hành cần được thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Nếu DN ngày càng "khỏe" hơn thì sẽ đóng góp nhiều hơn vào nguồn thu ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc gian lận, trốn thuế vốn gây không ít tác hại cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Triển vọng rõ ràng

Triển vọng rõ ràng

Bên lề hội nghị Fitch On Vietnam 2024 diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, người viết đã có cuộc phỏng vấn các quản lý khu vực của Hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Fitch Ratings.