Thể lệ Cuộc thi viết chủ đề “Thành phố Pleiku: Bản sắc và Hiện đại” năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa có Quyết định về ban hành Thể lệ Cuộc thi viết chủ đề “Thành phố Pleiku: Bản sắc và Hiện đại” năm 2024.

THỂ LỆ
Cuộc thi viết về chủ đề “Thành phố Pleiku: Bản sắc và Hiện đại” năm 2024 (
Ban hành kèm theo Quyết định số 119/QĐ-BTC ngày 26/01/2024
của Ban tổ chức cuộc thi)

Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố Pleiku phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Thành phố Pleiku: Bản sắc và Hiện đại” năm 2024 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai.

I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và nhân dân; các thầy, cô giáo; học sinh, sinh viên trong, ngoài tỉnh Gia Lai, kiều bào ở nước ngoài... đều được gửi tác phẩm dự thi với số lượng không hạn chế.

- Thành viên Ban tổ chức, Ban Giám khảo không được tham gia dự thi.

II. NỘI DUNG, THỂ LOẠI VÀ YÊU CẦU TÁC PHẨM DỰ THI

1. Nội dung:

- Bàn, đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu Cao nguyên xanh vì sức khỏe, đô thị thông minh cho thành phố; phân tích thế mạnh, chiến lược đầu tư phát triển các khu, điểm đến; kết cấu hạ tầng giao thông du lịch; những kinh nghiệm, sáng kiến góp phần phát triển du lịch thành phố Pleiku...

- Tập trung nêu ý kiến, sáng kiến trong lập, quản lý quy hoạch đô thị, đảm bảo khai thác các tiềm năng lợi thế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa; quản lý và sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng, cây xanh, môi trường; các quy định về quản lý quảng cáo, rao vặt; phát triển hệ thống giao thông đối nội, giao thông tĩnh, đối ngoại theo quy hoạch và chương trình phát triển đô thị đến năm 2030...

- Phát hiện, biểu dương nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trong công tác: Quy hoạch, định hướng phát triển trên nhiều lĩnh vực.

- Khuyến khích các tác giả có những tác phẩm mới lạ, độc đáo về phong cảnh, văn hóa truyền thống, con người Pleiku, tạo sự mong muốn được trải nghiệm, khám phá đối với du khách.

- Quảng bá văn hóa, hình ảnh quê hương, con người phố núi Pleiku cũng như những thành tựu của Pleiku qua 70 năm thành lập Đảng bộ thành phố và 95 năm thành lập đô thị Pleiku.

- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, không gian văn hóa cồng chiêng; nét đẹp phong tục, tập quán, đời sống văn hóa, ẩm thực, các lễ hội, trò chơi dân gian,...trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.

2. Thể loại:

Tác phẩm dự thi gồm các thể loại: Bài nghiên cứu, phản ánh, phóng sự, ghi chép, bút ký.

3. Yêu cầu tác phẩm dự thi:

- Tác phẩm dự thi phải có nội dung bảo đảm tính trung thực, người thật, việc thật, không hư cấu và không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của tác phẩm.

- Mỗi tác phẩm không quá 2.000 từ; với tác phẩm dài kỳ, mỗi kỳ không quá 1.800 từ (không quá 5 kỳ); mỗi tác phẩm phải gửi kèm theo ít nhất 2 ảnh minh họa.

- Tác phẩm đạt yêu cầu được đăng trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai (báo giấy, điện tử) và tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định hiện hành.

- Tác phẩm dự thi được đánh máy trên một mặt giấy hoặc gửi qua Email. Tiêu đề cần ghi rõ: Bài dự thi viết về chủ đề “Thành phố Pleiku: Bản sắc và Hiện đại” năm 2024; trên đầu đề bài viết ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email của tác giả.

- Ban tổ chức không có trách nhiệm trả lại bản thảo không đạt yêu cầu cho các tác giả.

III. THỜI GIAN, ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM

1. Thời gian:

- Thời gian nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 25/01/2024 đến ngày 20/11/2024.

- Dự kiến tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku (3/12/1929 - 3/12/2024).

2. Địa chỉ nhận tác phẩm:

- Toà soạn Báo Gia Lai: số 2A Hoàng Văn Thụ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

- Email: phongcheban@baogialai.com.vn hoặc glo@baogialai.com.vn- Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Pleiku: 09 Cù Chính Lan, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

- Email: vhttpleiku@gmail.com

IV- GIẢI THƯỞNG

(BTC căn cứ vào tình hình thực tế sẽ có cơ cấu số lượng giải):

- Giải nhất (01 giải): 12 triệu đồng.
- Giải nhì (02 giải): 10 triệu đồng.
- Giải ba (04 giải): 8 triệu đồng.
- Giải khuyến khích (10 giải): 4 triệu đồng.

* Giải phụ cuộc thi: Giải do Ban Giám khảo lựa chọn (nếu có):

- Giải thưởng: 7 triệu đồng và các giải phụ khác.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

(GLO)- Vì cảm cái dễ thương của đất và người phố núi, họa sĩ Đinh Nhật Tân đem lòng thương mến nơi này ngay lần đầu gặp gỡ. Chút tình “để nhớ để thương” của người nghệ sĩ đọng lại trong không gian của Lem coffee (169 Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) ở gần “mắt ngọc” Biển Hồ.
Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.