Thầy giáo Nguyễn Tùng Linh: Tim còn đập, tôi còn dạy học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù mắc bệnh tim, phải đặt 4/5 stent mạch vành để duy trì sự sống, thế nhưng, thầy giáo Nguyễn Tùng Linh (Trường THCS Ngô Gia Tự, xã An Phú, TP. Pleiku) chưa bao giờ có ý định buông tay với nghề. Luôn tâm niệm “tim còn đập, tôi còn dạy học”, suốt thời gian qua, thầy Linh vẫn miệt mài mang tri thức thắp sáng ước mơ cho những học trò nhỏ.

Bén duyên với nghề giáo

Ít ai biết rằng, nghề “gõ đầu trẻ” vốn không phải là ước mơ mà thầy Nguyễn Tùng Linh ấp ủ từ thuở bé. Thay vào đó, anh lúc nào cũng mong muốn trở thành một người thầy thuốc giỏi như cha của mình. Sau khi học hết lớp 12, anh Linh tình nguyện lên đường nhập ngũ rồi đăng ký học quân y để hiện thực hóa giấc mơ. Thế nhưng, biến cố gia đình lại đưa anh bén duyên với nghề giáo. “Lúc ấy, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là học sư phạm không tốn chi phí, sau này có công việc ổn định nuôi thân chứ thật sự chưa hề cảm thấy thích thú với nghề”-thầy Linh giãi bày.

Năm 1999, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Toán-Tin của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, thầy Linh trúng tuyển viên chức và được phân công về giảng dạy tại Trường cấp 2 xã An Phú (nay là Trường THCS Ngô Gia Tự). 5 năm đảm nhận vai trò giáo viên Tổng Phụ trách Đội, bằng nhiệt huyết và tinh thần xung kích của tuổi trẻ, thầy Linh đã có nhiều cách làm hay, góp phần tạo chuyển biến tích cực cho phong trào Đoàn-Đội của nhà trường lúc bấy giờ. Và chính trong khoảng thời gian đó, thầy Linh bắt đầu có những “rung động” với nghề giáo; đồng thời, cảm nhận được niềm hạnh phúc bên cạnh học trò.

Thầy Nguyễn Tùng Linh hướng dẫn học sinh thực hành môn Tin học. Ảnh: M.T

Thầy Nguyễn Tùng Linh hướng dẫn học sinh thực hành môn Tin học. Ảnh: M.T

“Kể từ khi nhà trường được cấp trên quan tâm đầu tư, trang bị hệ thống máy vi tính vào khoảng năm 2004, tôi chuyển sang giảng dạy môn Tin học. Thời điểm đó, giáo viên đảm nhận môn học này khá vất vả vì mọi tài liệu nghiên cứu đều bằng tiếng Anh; chưa kể, hầu hết học sinh chưa từng tiếp cận với máy tính nên còn lạ lẫm. Nhiệm vụ của tôi là hướng dẫn cho học sinh và cả giáo viên trong trường làm quen dần, tiến tới nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính”-thầy Linh nhắc nhớ.

Vượt lên bệnh tật

Tháng 12-2019, khi đang tham gia công tác coi thi tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố, thầy Linh cảm thấy cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường và được đồng nghiệp đưa vào Bệnh viện Quân y 211 cấp cứu trong tình trạng huyết áp thấp, hôn mê sâu. Sau đó, thầy được chuyển viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Tại đây, bác sĩ kết luận thầy Linh bị tắc nghẽn động mạch vành khiến máu không thể đến nuôi cơ tim, gây khó thở và có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Để điều trị bệnh, thầy Linh được bác sĩ chỉ định đặt stent động mạch vành tại 4/5 vị trí tắc nghẽn; vị trí còn lại không thể làm thủ thuật nên buộc phải theo dõi triệu chứng thường xuyên.

“Lúc đổ bệnh, tôi khá bất ngờ vì trước đó không có triệu chứng gì đặc biệt. Rồi sau đó cơ thể chuyển biến xấu khá nhanh khiến tôi đôi lúc nghĩ rằng mình không thể qua khỏi. Tôi bắt đầu lo lắng cho gia đình bởi từ năm 2015, vợ tôi bị ung thư vú và vẫn phải duy trì việc điều trị; 2 con thơ đang tuổi ăn, tuổi học. Đặc biệt, tôi cảm thấy vô cùng nuối tiếc khi phải tạm rời xa bục giảng và những học trò thân thương”-thầy Linh bày tỏ.

Với tâm niệm “tim còn đập, tôi còn dạy”, suốt thời gian qua, thầy Linh vẫn miệt mài đứng trên bục giảng, mang tri thức thắp sáng ước mơ cho những học trò nhỏ nơi ven đô. Ảnh: Mộc Trà

Với tâm niệm “tim còn đập, tôi còn dạy”, suốt thời gian qua, thầy Linh vẫn miệt mài đứng trên bục giảng, mang tri thức thắp sáng ước mơ cho những học trò nhỏ nơi ven đô. Ảnh: Mộc Trà

Thầy Đoàn Văn An-Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Gia Tự:Mặc dù bị bệnh tim, sức khỏe không ổn định, tuy nhiên, những năm qua, thầy Nguyễn Tùng Linh rất trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Ban Giám hiệu cũng tin tưởng ủy quyền để thầy hỗ trợ trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu chung của nhà trường. Với tinh thần “thép” của mình, thầy Linh là một trong những tấm gương sáng về nghị lực và lòng yêu nghề.

Có lẽ vì thế mà sau khi sức khỏe được cải thiện, thầy Linh đã lập tức quay trở lại trường để giảng dạy. Thỉnh thoảng, triệu chứng cũ tái phát khiến cơ thể mệt mỏi, thế nhưng, niềm hạnh phúc khi được sống với nghề, với trò đã giúp thầy Linh vượt lên bệnh tật. Đến nay, dẫu vẫn phải duy trì đều đặn các loại thuốc điều hòa huyết áp, chống đông máu… mỗi ngày để ổn định sức khỏe nhưng lúc nào thầy Linh cũng kiên định “tim còn đập, tôi còn dạy học”.

Để góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Tin học, ngoài tham gia các buổi tập huấn, hội thảo do ngành tổ chức, thầy Linh còn chủ động nghiên cứu, thường xuyên cập nhật kiến thức nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực bản thân cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.

Em Trần Hà My (lớp 8/1) bày tỏ: “Em được học thầy Linh từ năm lớp 6. Thầy luôn gần gũi, ân cần với học sinh; phần kiến thức nào chúng em không hiểu, thầy đều tận tình giảng lại. Đặc biệt, em rất thích phương pháp dạy môn Tin học của thầy khi sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ hoặc trò chơi để truyền đạt, giúp chúng em dễ hiểu và nhớ bài lâu hơn”.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.