Thắt chặt chi tiêu khiến giá thuê nhà phố rớt thảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng trong kinh doanh của các doanh nghiệp tại đây, khiến nhiều nhà phố tiền tỷ “thi nhau” đóng cửa, treo biển cho thuê ở trung tâm Sài Gòn.
Mặt bằng tiền tỷ thi nhau đóng cửa
Theo báo cáo thị trường bất động sản TPHCM 6 tháng đầu năm 2020 của Savills Việt Nam, dưới tác động của đại dịch COVID-19, phân khúc nhà phố cho thuê vẫn đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực, điển hình như việc trả mặt bằng hàng loạt tại các khu phố vốn rất sầm uất và cao cấp của TPHCM.
Sau giai đoạn giãn cách xã hội, doanh thu bán lẻ TPHCM trở lại đà tăng trưởng theo tháng ở mức 20% vào tháng 5 và 5% vào tháng 6. Doanh thu lưu trú và ăn uống tang mạnh 80% (tháng 5) và 42% (tháng 6) trong khi doanh thu bán lẻ hang hóa tăng thấp hơn, ở mức 12% (tháng 5) và 3% (tháng 6)
Giá thuê trong phân khúc bán lẻ trung bình giảm 1% theo quý nhưng ổn định theo năm. Nhằm hỗ trợ cho khách thuê bị ảnh hưởng trong thời gian giãn cách xã hội hầu hết các chủ mặt bằng đã giảm giá thuê đến 30% vào tháng 4 và tháng 5. Khi lưu lượng khách mua sắm phục hồi kể từ tháng 6, các trung tâm thương mại đã đề xuất mức giảm giá 15% hoặc giảm phí dịch vụ đến 2USD/m2.
Trong khi đó, với phân khúc nhà phố cho thuê, rất nhiều chuỗi ăn uống và thời trang tại các vị trí đắc địa nhưng tình hình kinh doanh giảm sút đã buộc phải đóng cửa hoặc thu gọn kinh doanh. Hàng loạt nhà phố tại các khu vực trung tâm phụ thuộc vào lĩnh vực du lịch từ khách nước ngoài như Lý Tự Trọng, Đồng Khởi… đã tiến hành tạm ngừng hoạt động hoặc trả mặt bằng do chịu ảnh hưởng nặng nề của quy định hạn chế đi lại giữa các quốc gia.

Mặt bằng tiền tỷ ở khu phố Hàn Quốc, quận 7 TPHCM bỏ hoang vì không có nguời thuê.
Mặt bằng tiền tỷ ở khu phố Hàn Quốc, quận 7 TPHCM bỏ hoang vì không có nguời thuê.
Một ví dụ điển hình về tình trạng gặp khó của các chủ nhà cũng như khách thuê trong thời gian này là các khu phố Hàn Quốc quanh khu vực quận 7. Đây là nơi tập trung rất nhiều người Hàn Quốc tới Việt Nam làm việc và sinh sống, đặc biệt là quanh phường Tân Phong, Phú Mỹ Hưng và đã từng là một thị trường rất lí tưởng dành cho ngành bán lẻ, với mật độ dân số đông, cư dân là những người có thu nhập và chất lượng cuộc sống cao.
Bà Trần Thị Thu Hà, phụ trách bán lẻ, Savills Việt Nam cho hay, mức giá thuê trung bình của khu vực này tương đối thấp hơn so với trung tâm như quận 1, quận 3, dao động từ 4.000-15.000 USD/m2 tùy vào vị trí và diện tích cho thuê, với đa dạng các ngành hàng kinh doanh như ẩm thực, siêu thị tiện tích, giải trí…
“Từ khi dịch bệnh bùng nổ, lệnh đóng cửa biên giới của các quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đi lại, khiến các chuyên gia nước ngoài không thể trở lại Việt Nam làm việc và việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng trong kinh doanh của các doanh nghiệp tại đây. Trước thời điểm dịch bệnh, tỷ lệ lấp đầy của bất động sản bán lẻ trong khu vực này luôn duy trì ở mức cao khoảng 95%. Hiện nay tỷ lệ bỏ trống đã lên đến 40%, đặc biệt là các mặt bằng nội khu”, bà Hà nói.
Giảm giá cho thuê mặt bằng để gỡ khó
Bà Hà cho biết thêm, việc giảm giá thuê từ phía chủ nhà là một trong những điều kiện tiên quyết để gỡ rối những khó khăn hiện tại, không chỉ cho các khách thuê tại khu vực quận 7, mà là còn trên phương diện toàn thị trường. Mặc dù vậy, nên giảm bao nhiêu, hình thức giảm và thời hạn giảm, vẫn là điều các chủ nhà còn khá dè dặt và phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Nhiều chủ mặt bằng giảm giá thuê so với trước đây nhưng vẫn không có khách thuê.
Nhiều chủ mặt bằng giảm giá thuê so với trước đây nhưng vẫn không có khách thuê.
“Chủ nhà có thể lựa chọn việc chủ động giảm giá cho khách thuê, tìm khách hàng mới lấp chỗ trống, hoặc tìm đến một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để được hỗ trợ và tư vấn việc tiếp cận các doanh nghiệp hoặc ngành hàng tiềm năng cho việc hợp tác lâu dài”, bà Hà nói.
Còn về phía khách thuê, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp để đầu tư cũng là một hướng đi quan trọng trong thời điểm này. Mặc dù đại dịch COVID đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến rất nhiều ngành hàng, thì những phân khúc liên quan đến lợi ích sinh hoạt hoặc là nhu yếu phẩm, y tế sức khỏe, điện tử thì lại đang có nhiều dư địa và cơ hội trong việc mở rộng và phát triển trong tương lai.
Trước đó, báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bán lẻ cũng chỉ ra, đại dịch COVID-19 khiến nhiều khách thuê nhà phố phải tái cấu trúc kinh doanh. Rất nhiều chuỗi ăn uống và thời trang tại các vị trí đắc địa có kinh doanh giảm sút phải đóng cửa. Nhà phố tại khu vực trung tâm phụ thuộc lĩnh vực thương mại du lịch bị hoàn trả do chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn chế đi lại giữa các quốc gia cùng với những trở ngại của việc xây dựng tuyến Metro.
Duy Quang/Tiền phong/Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.