Tháo những rào cản cuối cùng cho du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, một mặt chúng ta mở cửa bầu trời , tháo các rào cản về dịch tễ, quảng bá điểm đến, tổ chức ngày hội du lịch, xây dựng các sản phẩm - dịch vụ độc đáo... sẵn sàng đón khách quốc tế, nhưng mặt khác chính sách visa lại đang cản trở khách chọn Việt Nam ngày mở cửa trở lại.

Từ khi mở cửa kinh tế trở lại từ cuối năm 2021 và mở cửa du lịch hoàn toàn từ đầu tháng 3 đến nay, chúng ta đã thực hiện tháo một loạt các rào cản để du lịch có thể tăng tốc nhanh nhất, đặc biệt trong bối cảnh các nước ở khu vực cũng cạnh tranh quyết liệt thu hút khách quốc tế. Thế nhưng chính sách visa thì lại hết sức thiếu cởi mở, nói đúng hơn là tụt hậu. So với khi chưa có dịch, chúng ta miễn thị thực cho rất nhiều nước, thời gian xét duyệt visa thông thường là 3 - 5 ngày đối với du khách (visa có thời hạn lưu trú 30 ngày) thì giờ đây, số quốc gia được miễn thị thực bị thu hẹp, thời gian chờ trả lời, xét duyệt không cố định. Thậm chí, có những yêu cầu bất khả thi như đòi hỏi khách phải có bảo lãnh khi nhập cảnh với các nước chưa được miễn thị thực. Hay việc khách lẻ xin visa online thì không cố định thời gian cấp và trả lời chẳng khác nào từ chối đối tượng khách này. Vì ai đi du lịch mà chẳng muốn chủ động về kế hoạch, thời gian, chỗ này khó quá thì thôi họ qua chỗ khác cho rồi.

Đây không phải là lần đầu chúng ta lúng túng, trống đánh xuôi - kèn thổi ngược giữa quan điểm, chủ trương và thực tế. Còn nhớ hồi đầu tháng 3 khi Việt Nam chính thức mở cửa du lịch quốc tế theo chủ trương đã được Chính phủ phê duyệt thì đến sát giờ G, cả cộng đồng doanh nghiệp sau bao ngày chờ đợi lại ngỡ ngàng với những yêu cầu trói chân du khách của Bộ Y tế, như quy định du khách ở lại nơi lưu trú trong vòng 72 giờ sau khi nhập cảnh, trong đó 24 giờ đầu là bắt buộc; trường hợp cần thiết di chuyển tới nơi khác thì phải xét nghiệm 3 lần trong 3 ngày... Hay việc yêu cầu du khách khi nhập cảnh Việt Nam bắt buộc có kết quả xét nghiệm âm tính SAR-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong 72 giờ trước khi nhập cảnh, kèm chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc chứng nhận đã khỏi bệnh... Trước đó nữa thì mở cửa nhưng chờ hoài không thấy hướng dẫn từ các bộ, ngành có thẩm quyền liên quan. Nhìn lại có thể thấy, việc mở cửa du lịch luôn có những rào cản từ chính chúng ta, mà theo cách nói của các doanh nghiệp là “đẩy khách sang nước khác”.

Khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch được nhiều quốc gia chọn là mũi nhọn để phục hồi kinh tế bởi đây là ngành kinh tế tổng hợp. Cỗ máy du lịch hoạt động sẽ kích hoạt một loạt các ngành khác như hàng không, thương mại, lữ hành, hệ thống lưu trú, dịch vụ, sản xuất, xuất khẩu tại chỗ... tăng trưởng. Chủ trương khi mở cửa du lịch của chúng ta cũng là như vậy. Thế nên, hãy tháo bỏ ngay các rào cản còn tồn tại để du lịch có thể đột phát đúng như tiềm năng và kỳ vọng.

Theo Nguyên Khanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.