Tháo gỡ điểm nghẽn biên chế cho phường, xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện về “dôi dư” biên chế tại TPHCM rộ lên gần một tháng nay, kể từ khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm việc với thành phố. Thực tế, vấn đề tồn tại khá lâu và căng thẳng hơn khi có Nghị định 34/2019, Nghị định 33/2021 của Chính phủ. Nguyên nhân từ đâu, phải chăng từ việc chưa thống nhất về cách tính định biên theo tiêu chí nào.
 
Hàng năm, HĐND TPHCM đều xem xét giao chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức cho UBND TPHCM nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Số lượng nhiều hơn Trung ương giao do đặc thù TPHCM dân số tăng cơ học nhanh, khách vãng lai nhiều và những dịch vụ y tế, giáo dục… thu hút người dân nhiều địa phương khác. Vấn đề này Trung ương biết và TPHCM đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được Trung ương đồng ý. Nếu “cắt” số cán bộ công chức, viên chức mà Trung ương gọi là dôi dư sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trong quá trình điều hành, quản lý, nhất là phục vụ người dân.
Chênh lệch giữa biên chế thực tế và được giao không phải do không chặt chẽ, buông lỏng quản lý mà chính do khối lượng công việc nhiều và tính phức tạp của đô thị đông dân nhất nước. Có những lĩnh vực đặc thù mà trước mắt còn cần số lượng nhân sự khá lớn như đội quản lý trật tự đô thị khoảng 50 người cho mỗi quận, huyện. 
Để thống nhất cách xử lý biên chế cần dựa theo tiêu chí dân số, đặc điểm, tính chất công việc. Nếu so về dân số thì trung bình 1 công chức TPHCM phải phục vụ gấp 3,2 lần cả nước. Ở TPHCM có 6 phường, xã trên 100.000 dân và 48 phường, xã trên 50.000 dân. Cũng có phường 20.000 dân nhưng phục vụ khách vãng lai rất lớn, giải quyết trên 1.000 hồ sơ/ngày, nhiều bộ phận phải trực đêm để giải quyết công việc. 
Khi triển khai thực hiện Nghị định 34/2019, các phường, xã gặp rất nhiều khó khăn. Nghị định 33/2021 còn chặt hơn, yêu cầu giảm thêm 1-2 nhân sự nữa. Trung bình mỗi phường, xã hiện còn 34-36 người, phải choàng gánh và kiêm nhiệm nhiều (trước đây nơi đông dân như xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (170.000 dân) có 79 cán bộ, công chức chưa kể lực lượng không chuyên trách nay còn 36 người). Thực tế TPHCM không có cán bộ “dôi dư” vì họ phải đang làm việc cật lực. 
Nhìn chung, cán bộ phường, xã chịu nhiều áp lực, làm việc trong tình trạng quá tải và làm việc ngoài giờ nhiều, làm việc cả ngày nghỉ nhưng thu nhập không bao nhiêu. Nhiều trường hợp không giữ được hạnh phúc gia đình... Thời gian gần đây, số người làm việc tại cơ sở xin nghỉ việc tăng lên.
Thiết nghĩ, trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình, TPHCM nên kiến nghị Trung ương xác định số biên chế phù hợp theo quy mô dân số, tính chất đặc thù nhằm tạo điều kiện cho phường, xã làm tốt việc phục vụ dân. Cùng với xác định số lượng biên chế phù hợp nên xem xét về chế độ chính sách nhằm tăng thêm thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao. 
Tinh giản biên chế, giảm sự cồng kềnh của bộ máy là chủ trương và hướng đi đúng nhưng không nên cào bằng ở tất cả các cấp, tất cả phường, xã. Đương nhiên, TPHCM cũng đang trong quá trình thực hiện mô hình chính quyền đô thị và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tiến tới giảm biên chế nhiều hơn.
Cạnh đó, từ thực tiễn TPHCM, Trung ương cần xem xét giảm thủ tục hành chính mạnh hơn. Bởi lẽ hiện nay có nhiều thủ tục nằm ở văn bản pháp luật, ở các nghị định không thuộc thẩm quyền thành phố. Trung ương cũng cần sớm có cơ chế vận hành theo mô hình chính quyền đô thị (sớm ban hành Luật Chính quyền đô thị), tạo điều kiện cho TPHCM thực hiện thành công mô hình chính quyền đô thị. Cùng với đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tăng tính chủ động cho địa phương, cơ sở, trong đó có cả quyền chủ động về nhân sự và ngân sách, khắc phục tình trạng xin - cho hầu như không giảm trong tình hình hiện nay.
Trước tiên, vấn đề biên chế cho phường, xã đang đặt ra và đòi hỏi cấp có thẩm quyền giải quyết ngay như một cuộc “giải cứu” vì liên quan đến con người, lực lượng trực tiếp phục vụ dân. Người dân TPHCM rất mong những điểm nghẽn của TPHCM sớm được xem xét tháo gỡ, tạo thêm niềm tin và hun đúc sức mạnh đi lên của đầu tàu kinh tế cả nước.
Theo PHẠM PHƯƠNG THẢO (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Để bà bán phở thành chủ doanh nghiệp

Để bà bán phở thành chủ doanh nghiệp

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, nhiều người bán phở, hủ tiếu, bánh mì... đang đóng thuế khoán sẽ chuyển qua xuất hóa đơn điện tử trực tiếp khi bán hàng. Dù còn nhiều băn khoăn, lo lắng trước giờ G nhưng có thể nói đây là thời điểm để hộ kinh doanh tiếp cận các cơ hội mới.

Không khoan nhượng với hàng giả

Không khoan nhượng với hàng giả

Chiến dịch chống hàng giả, hàng lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, quy mô chưa từng có, đã được Chính phủ phát động từ giữa tháng 5 (từ ngày 15-5 đến ngày 15-6), thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.