'Thành phố đáng sống' không thể thiếu cây xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Nam
Những con số về tỷ lệ đất công viên, cây xanh tại TP.Đà Nẵng, nơi được mệnh danh là 'thành phố đáng sống', thật sự đáng suy ngẫm, nhất là ở thời điểm miền Trung đang ở trong những ngày nắng nóng như thiêu như đốt.

Báo cáo lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng tại cuộc họp vào cuối tháng 7 vừa qua về kết quả giám sát chuyên đề "Công tác khai thác, quản lý công viên, vườn dạo tại các khu dân cư", hiện TP.Đà Nẵng có 258 công trình công viên, vườn dạo với tổng diện tích hơn 4 triệu m². Trong đó, 168 công trình đã được đầu tư, 28 công trình đang đầu tư và 62 công trình chưa đầu tư. UBND TP đã bố trí nguồn ngân sách đáng kể để đầu tư các công trình công viên, vườn dạo. Giai đoạn từ năm 2021-2024, TP bố trí tổng số vốn gần 500 tỉ đồng cho gần 70 dự án, công trình công viên, vườn dạo trên địa bàn.

Dù vậy, theo báo cáo của ngành chức năng, tại Q.Hải Châu, tỷ lệ cây xanh hiện chỉ khoảng 1,64 m²/người, thấp so với mục tiêu. Một số phường, như: Hải Châu 2, Bình Hiên, Bình Thuận, Hòa Thuận Đông có quỹ đất công viên hạn chế. Quận Sơn Trà và Thanh Khê do hạn chế về quỹ đất chỉ đạt 40 - 50% mục tiêu, với 3,16 m²/người và 2,53 m²/người tương ứng. Q.Liên Chiểu và một số khu vực khác được đánh giá còn thiếu hệ thống công viên, vườn dạo đồng bộ, cần được cải thiện để phục vụ cộng đồng. Theo đề cương đề án phát triển cây xanh đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu đến năm 2025 phải đạt 5 - 6 m²/người và năm 2030 là 8 - 9 m²/người.

Câu chuyện cây xanh sau mỗi mùa mưa bão hay những đợt cắt tỉa được dư luận tại TP.Đà Nẵng hết sức quan tâm bởi từ nhiều năm qua, TP.Đà Nẵng rất thiếu cây xanh. Không giống như nhiều TP trên cả nước, Đà Nẵng vắng hẳn những tuyến phố có những hàng đại thụ mướt mát hay những công viên có cây lớn… Mảng xanh lớn nhất của TP.Đà Nẵng là công viên 29.3 thì cũng đang được quy hoạch lại.

Rất nhiều phương án để tăng quỹ đất cây xanh được TP.Đà Nẵng đề cập. Tuy nhiên, đó chỉ là phần ngọn. Phần gốc vấn đề là cần phải rà soát quỹ đất để ưu tiên phát triển công viên tại các khu dân cư. Các dự án trong đơn vị ở khi triển khai quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phải đề xuất bổ sung cây xanh, không gian xanh để đảm bảo người dân được tiếp cận.

Theo Hoàng Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.