Thanh niên Gia Lai tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cùng với cả nước, nhiều thanh niên ở Gia Lai đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ với mong muốn góp một phần sức trẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tình nguyện nhập ngũ

Những ngày này, anh Nguyễn Hữu Xuân (tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) tận dụng tối đa thời gian để phụ giúp công việc cho bố mẹ trước khi lên đường nhập ngũ. Anh Xuân là một trong nhiều thanh niên của TP. Pleiku tình nguyện viết đơn lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự vào mùa xuân năm nay.

Anh cho biết: “Nhận thức được trách nhiệm của mình nên ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sửa chữa ô tô tại Trường Cao đẳng Gia Lai, tôi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

Lúc đầu biết chuyện, bố mẹ cũng lưỡng lự và mong muốn tôi ưu tiên tìm kiếm một công việc phù hợp với ngành học để ổn định cuộc sống, phụ giúp gia đình. Nhưng sau nhiều lần thuyết phục, bố mẹ đã đồng tình ủng hộ tôi tình nguyện lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự để rèn luyện bản thân cũng như góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Còn bà Phan Thị Như Nguyệt-mẹ anh Xuân thì vui vẻ nói: “Biết có cản cũng không được nên gia đình tôn trọng quyết định của con. Ở nhà, Xuân rất năng động, cái gì cũng làm, không ngại khổ, ngại vất vả… Tôi mong môi trường quân đội sẽ giúp con trưởng thành hơn”.

Thanh niên Nguyễn Hữu Xuân tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ. Ảnh: Huy Bắc

Thanh niên Nguyễn Hữu Xuân tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ. Ảnh: Huy Bắc

Đối với anh A Blư (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh), ước mơ trở thành chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã được ấp ủ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. “Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi viết đơn tình nguyện lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hiện tôi đã hoàn thành khám sức khỏe, hy vọng được lên đường bảo vệ Tổ quốc”-anh A Blư chia sẻ.

Cùng với anh A Blư, nhiều thanh niên khác ở huyện Chư Păh cũng hăng hái tình nguyện viết đơn nhập ngũ, trong đó có anh Rơ Châm Sơng (làng Kép, xã Ia Phí). Dù đã lập gia đình và có con gái 11 tháng tuổi nhưng anh Sơng vẫn quyết tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.

Anh Sơng bày tỏ: “Tôi viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự với mong muốn cống hiến một phần sức trẻ của mình cho Tổ quốc. Được đứng vào hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam là niềm vinh dự của bản thân và gia đình tôi”.

Sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm này, các xã, phường ở TP. Pleiku đã bảo đảm 100% chỉ tiêu công dân lên đường nhập ngũ. Tỷ lệ thanh niên nhập ngũ có trình độ học vấn THPT trở lên đạt cao hơn so với năm 2023; số thanh niên viết đơn tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng tăng hơn năm trước.

Ông Nguyễn Tín (bìa trái)-Chủ tịch UBND phường Diên Hồng (TP. Pleiku) tặng quà động viên gia đình thanh niên Nguyễn Hữu Xuân. Ảnh: Q.T

Ông Nguyễn Tín (bìa trái)-Chủ tịch UBND phường Diên Hồng (TP. Pleiku) tặng quà động viên gia đình thanh niên Nguyễn Hữu Xuân. Ảnh: Q.T

Ông Nguyễn Tín-Chủ tịch UBND phường Diên Hồng-cho biết: “Phường đã tập trung tuyên truyền cho các gia đình có thanh niên trong độ tuổi hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của con em mình đối với Tổ quốc. Nhờ đó, ý thức trong thực hiện quyền và nghĩa vụ cao cả của thanh niên trên địa bàn ngày càng nâng cao. Đến thời điểm này, chúng tôi đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao và tất cả thanh niên đều sẵn sàng lên đường nhập ngũ”.

Trung tá Lê Đình Lộc-Phó Chỉ huy trưởng động viên tuyển quân Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku-cho hay: “Chúng tôi đã tham mưu các cấp triển khai quyết liệt công tác tuyển quân ngay từ đầu năm, trong đó chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền. Đồng thời, làm tốt công tác khám sức khỏe để phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn nhằm khắc phục đổi trả, đổi bù quân số.

Nhờ đó, đến giờ phút này, chúng tôi đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu được giao và tất cả thanh niên đều xác định tốt tư tưởng sẵn sàng lên đường đóng góp sức trẻ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Còn Thượng tá Nguyễn Vũ Thanh-Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Păh thì thông tin: Với thông điệp “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đơn vị phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là phát huy vai trò của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện, xã.

Đến thời điểm này, chúng tôi đã tuyển đủ 134 thanh niên, đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao, trong đó có 50% thanh niên tình nguyện viết đơn nhập ngũ.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.