Thẳng thắn và trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với 4 bộ trưởng được lựa chọn đăng đàn chất vấn, có tới 3 gương mặt lần đầu ngồi "ghế nóng", trong đó Bộ trưởng GTVT mới nhận nhiệm vụ 7 tháng.

Dù vậy, chất vấn kỳ họp thứ 5 kéo dài 2,5 ngày, như đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đã "kết thúc tốt đẹp, rõ trách nhiệm và rõ giải pháp". Hơn 400 lượt đại biểu (ĐB) đã đăng ký chất vấn 4 bộ trưởng và Phó thủ tướng Lê Minh Khái, với hàng trăm câu hỏi gửi gắm những băn khoăn, bức xúc và cả nỗi lo lắng của cử tri, người dân và doanh nghiệp về hàng loạt vấn đề nóng, gai góc đang diễn ra. Từ những vấn đề sát sườn như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đời sống người lao động khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm, sai phạm trong đăng kiểm, giấy phép lái xe, xử lý BOT... cho đến những vấn đề lớn hơn, vĩ mô như "kích nổ" KH-CN, tạo ra thế hệ nhân tài, nhà khoa học mới cho đất nước.

Đại biểu hỏi thẳng, đa số câu trả lời của các bộ trưởng cũng thẳng thắn. Những câu trả lời cần làm rõ thêm, các ĐB đều bấm nút tranh luận, thậm chí tranh luận nhiều lần.

Là người đăng đàn đầu tiên, nhưng với kinh nghiệm nhiệm kỳ bộ trưởng thứ 2, phần trả lời của Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung khá suôn sẻ, như nhận xét của Chủ tịch Quốc hội là "rất thành thạo trong khâu đăng đàn chất vấn". Nhận diện rõ vấn đề, nhưng việc phải làm sắp tới của Bộ trưởng Dung là rất lớn, khi phải hoàn thiện luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi để trình Quốc hội tháng 10 tới, gỡ các nút thắt về chính sách bảo hiểm, khắc phục tình trạng rút Bảo hiểm xã hội một lần…

Với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, dù đăng đàn lần đầu song "bình tĩnh, tự tin, cơ bản nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn". Dù vậy, trên thực tế chương trình quốc gia phát triển KT-XH miền núi triển khai còn chậm. Phó thủ tướng Trần Lưu Quang khi được mời thông tin thêm đã nhận rõ trách nhiệm và cam kết các giải pháp khắc phục sự chậm trễ này.

Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt dù còn chút lúng túng ban đầu, nhưng được đánh giá "càng về sau càng tự tin, trả lời hay hơn và khá thẳng thắn". Gửi gắm bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý tập trung thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển KH-CN đến năm 2030, lưu ý tôn trọng đặc thù, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm của nghiên cứu khoa học.

Là gương mặt mới nhất, song phần chất vấn cũng nóng nhất, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng được đánh giá nắm vững ngành, nhận diện đúng tồn tại và có các giải pháp khắc phục cụ thể. Tuy nhiên, với một ngành lớn như GTVT, các điểm nóng sai phạm đăng kiểm, đào tạo lái xe chỉ là một phần nhỏ cần khắc phục, sửa sai. Cử tri và người dân chờ đợi nhiều hơn ở tân bộ trưởng những giải pháp quyết liệt để gỡ các điểm nghẽn lớn hơn, xây dựng mạng lưới hạ tầng thực sự phát triển, mở đường đưa VN thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045.

Thẳng thắn và trách nhiệm, song cử tri cũng mong Chính phủ, các đầu ngành… chuyển hóa những trách nhiệm đó thành hiện thực. Xin mượn lời nhắn nhủ của Chủ tịch Quốc hội gửi tới các bộ trưởng: Chất vấn có thành công tốt đẹp hay không còn phụ thuộc vào kết quả thực hiện và các cam kết, lời hứa của Chính phủ, các thành viên Chính phủ thời gian tới!

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.