Tháng giêng không còn là 'tháng ăn chơi'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngay sáng mùng 3 tết (tức ngày 12.2), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã bắt đầu trực tiếp thị sát công trường hàng loạt dự án trọng điểm từ bắc tới nam.

Trong 2 ngày mùng 3 và 4 tết, người đứng đầu Chính phủ đã di chuyển hàng nghìn km và nhiều lần thúc giục các chủ đầu tư, nhà thầu "nhanh, nhanh hơn nữa", 3 ca 4 kíp, xuyên đêm, xuyên tết để đưa các dự án về đích nhanh nhất có thể.

Tinh thần quyết liệt của Thủ tướng cũng đã được truyền đạt thành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bắt tay vào việc ngay sau tết. Đặc biệt, nghiêm cấm cán bộ, công chức đi lễ chùa trong giờ hành chính. Bên cạnh đó, Ban Bí thư T.Ư Đảng cũng yêu cầu ngay sau nghỉ tết, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nhanh chóng đưa các hoạt động trở lại bình thường, không để xảy ra tình trạng nghỉ tết kéo dài, lơ là công việc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Trên thực tế, vài năm trở lại đây đã không còn những hình ảnh phản cảm trên báo chí, mạng xã hội phản ánh xe biển xanh hay lãnh đạo đi lễ chùa, du xuân trong giờ làm việc. Tháng giêng đã không còn là "tháng ăn chơi" như quan niệm dân gian.

Trên những đại công trường từ nam ra bắc, cả các dự án cao tốc, sân bay, dự án điện, đường dây 500 kV, tiếng máy, tiếng động cơ đã rộn ràng hối hả từ mùng 5, mùng 6 tết. Cán bộ, kỹ sư, công nhân đã có mặt đầy đủ chỉ sau vài ngày ăn tết ngắn ngủi để chạy đua bù tiến độ.

Khép lại năm 2023, kinh tế VN được đánh giá đã "vượt cơn gió ngược", dù không đạt chỉ tiêu đề ra, song GDP vẫn tăng trưởng khá ấn tượng với 5,05%. Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới tại VN đã dùng từ "kiên cường" khi đánh giá về kinh tế VN năm 2023 giữa hàng loạt tác động khó khăn từ kinh tế thế giới cũng như các vấn đề nội tại.

Năm 2024 được dự báo chưa thể sớm trở lại ổn định hoàn toàn, với cơ hội và thách thức, triển vọng và biến động vẫn đan xen khi kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng chậm lại. Với VN, dù được xem là điểm sáng, nhưng cũng vẫn đối diện với nhiều thách thức. Song năm 2024 cũng được xem là năm bản lề, đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 5 năm 2021 - 2025; đòi hỏi sự bứt phá trên nhiều lĩnh vực, đồng lòng, quyết liệt để năm 2025 về đích, hoàn thành các mục tiêu mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặt ra.

Để kinh tế tăng tốc trong năm bản lề 2024, rõ ràng có rất nhiều việc phải làm, và thời gian là không chờ đợi. Lơ là ở cấp nào, ngành nào, địa phương nào cũng sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả nước. Sự quyết liệt vì thế càng cần được thể hiện trong các hành động cụ thể, không chỉ từ những người đứng đầu mà còn phải lan tỏa tới tất cả các cấp, bắt tay vào việc ngay sau tết.

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.