Tháng 3, Tây Nguyên rực rỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tháng 3, Tây Nguyên đẹp, rực rỡ nhất trong năm. Nơi đây như đang mời gọi du khách bởi xứ sở bạt ngàn hoa nở rộ trong tiếng cồng chiêng của mùa lễ hội.
Tây Nguyên có 2 mùa trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa. Mùa này, những cơn mưa kéo dài sẽ tắm mát, gột rửa lớp bụi đỏ để cây lá phát triển, tạo nên không gian xanh mướt của đất Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, là mùa của cây lá tràn trề nhựa sống để bung hoa, kết nụ. Đây cũng là thời gian diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội của người dân bản địa.

Tháng 3, tháng đẹp nhất của Tây Nguyên. Ảnh: HỒ VIỆT
Tháng 3, tháng đẹp nhất của Tây Nguyên. Ảnh: HỒ VIỆT
Nhưng thời gian đẹp nhất của Tây Nguyên là vào tháng 3. Đây là thời điểm cảnh vật rực rỡ, tâm trạng con người vui vẻ và có nhiều lễ hội đặc trưng nhất. Tháng 3, đi khắp núi đồi Tây Nguyên đâu đâu cũng thấy những cây hoa Pơ Lang đang rực rỡ trên nền trời xanh thẳm. Bầu trời dường như cũng cao hơn, đồi núi Tây Nguyên rộng hơn, lộng gió hơn. Trên khắp các triền đồi, hoa cà phê nở trắng xóa như những cánh đồng tuyết của xứ sở cổ tích. Dẫu nhắm mắt, hít thở thật sâu, cũng sẽ cảm nhận cái trinh nguyên của vạn vật qua hương cà phê dịu nhẹ, trong lành của đất trời Tây Nguyên.
Tháng 3 cũng là tháng hoàn tất mùa vụ, người Tây Nguyên nhàn rỗi, hiền hòa hơn, vui tính hơn với các lễ hội đặc trưng của dân tộc Xê Đăng, Ba Na, Ê Đê, Jrai… người Xê Đăng có lễ bắc máng nước, người Mơ Nâm có Tết chuồng trâu (tỉnh Kon Tum), hội đua voi ở Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk).
Du khách đến Tây Nguyên tháng 3 sẽ hiểu thế nào là "Mùa hạnh phúc", "Mùa con ong đi lấy mật". Những đôi trai gái hẹn hò nhau nhiều nhất vẫn là những đêm trăng tháng 3. Những cặp đôi cũng tổ chức ngày cưới nhiều nhất trong tháng này khi tình yêu chín muồi. Ngoài ra, Tây Nguyên còn có những sản phẩm độc đáo, những nét văn hóa truyền thống, những đồ vật cổ xưa được sưu tầm, trang trí để phục vụ du khách khám phá.
Đến Tây Nguyên tháng 3, với 1 chiếc máy ảnh, lữ khách lang thang hết đồi cao lộng gió để hít thở cái không khí trong lành của đất trời nguyên sinh, mắc võng dưới tán cây rừng rộn ràng tiếng chim, ngụp lặn trong làn nước suối mát trong róc rách chảy từ mạch sâu của rừng. Và trong những ngày lang thang ấy, biết đâu bạn sẽ bắt gặp những tiếng cười khúc khích của các cô gái Ê Đê, Ba Na đang… "tắm tiên" sau vòm lá thấp.
Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.