Tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu là tham vọng với nền kinh tế vốn định hướng xuất khẩu như Việt Nam. 

Thế nhưng, để thực hiện tham vọng này, nhóm hàng hóa xuất khẩu cần phải chuẩn chỉnh theo “luật chơi” toàn cầu!

Theo bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương, nếu trong năm 2023 kim ngạch xuất khẩu nước ta đạt 354,7 tỷ USD thì 5 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu đã có đà tăng trưởng vượt bậc, ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Hiện có 35 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cùng hàng loạt FTA song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết, thực thi đã tạo ra mạng lưới thị trường rộng lớn, trở thành động lực cho các doanh nghiệp (DN), ngành hàng của Việt Nam mạnh dạn bước ra thế giới.

Góc nhìn từ các nhà mua hàng quốc tế cho thấy, Việt Nam thực sự đang trở thành “công xưởng mới” của thế giới, là mắt xích quan trọng và là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Các nhà cung ứng tại Việt Nam có khả năng chuyển đổi, thích ứng rất nhanh với xu hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững. Nhiều nhà máy sản xuất tại Việt Nam đã chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn lao động, trách nhiệm xã hội quốc tế...

Hiện có rất nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu đang tích cực lựa chọn để thiết kế, xây dựng chuỗi cung ứng an toàn, ổn định, chống chịu tốt trước những biến động của thị trường tại Việt Nam. Chỉ tính riêng tháng 6-2024, việc hơn 300 nhà phân phối toàn cầu tham dự sự kiện triển lãm xuất khẩu 2024 nhằm tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa nguồn hàng cung ứng trong chuỗi phân phối của mình đã minh chứng rõ nét điều đó.

Rõ ràng với xu hướng này Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm sản xuất lớn toàn cầu với khả năng cung ứng cho thị trường thế giới nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú về chủng loại, cạnh tranh về giá cả và chất lượng ngày càng được cải thiện.

Vấn đề mà các DN trong nước đặt ra là các cơ quan chức năng liên quan nên có đánh giá thẳng thắn về thực trạng xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và cụ thể cho từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực, giúp DN nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường… hướng đến mục tiêu sản xuất xanh bền vững. Đây cũng là yếu tố cốt lõi góp phần đưa các DN sản xuất, xuất khẩu tham gia sâu và hiệu quả vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, các cơ quan chức năng có thể khảo sát và ghi nhận những khó khăn thực tế mà DN gặp phải, khả năng và năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của DN khi tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế; tổ chức thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến, chú trọng hỗ trợ DN kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế và trong nước. Bởi đây là kênh phân phối giúp DN mở rộng thị trường xuất khẩu hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nắm bắt nhanh nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, DN rất cần được đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả các FTA. Khi đó, DN có thể chủ động thực hiện chuyển đổi số trong quản trị sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, hướng đến sản xuất xanh, xuất khẩu xanh và tiêu dùng bền vững.

Cùng với đó, nghiên cứu thông tin, xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp. Có như vậy mới gia tăng cơ hội phát triển xuất khẩu và khẳng định vị thế chiến lược hàng Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.