Thách thức tự cường lương nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, Trung Quốc tăng mua gạo Việt Nam. Một thị trường lương thực lớn như Trung Quốc mà tăng mua gạo của ta là điều đáng suy nghĩ.

 

Và nữa, nhiều người ở khắp các nước đổ về các cửa hàng, siêu thị "hốt" sạch mọi loại thực phẩm, để lại quầy kệ trống trơn giữa dịch COVID-19... Chứng kiến những điều này mới thấy vai trò rất quan trọng của an ninh lương thực.

Tại hội nghị mới đây về an ninh lương thực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc "không có lương thực là trả giá, đừng có coi thường hay chủ quan", nhất là trong bối cảnh an ninh lương thực của Việt Nam hiện chỉ xếp 55/113 quốc gia.

Cha ông cũng đã rút ruột dặn dò: phi nông bất ổn. Ngay cả khi Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với hơn 6 triệu tấn/năm, thu về hàng tỉ ngoại tệ, việc phải có đủ nguồn cung lương thực cùng một hệ thống phân phối đảm bảo vận hành thông suốt, đáp ứng bất kể lúc nào trong tình hình đại dịch COVID-19 lan tràn khắp thế giới hiện nay càng trở nên cấp thiết.

Việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, áp lực hội nhập quốc tế, bảo hộ mậu dịch gia tăng đã khiến an ninh lương thực không đơn thuần chỉ là đảm bảo kinh tế mà còn là đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo nguồn cung cũng như khả năng tiếp cận của người dân về vấn đề lương thực trong mọi tình huống.

Đó chính là lý do để người đứng đầu Chính phủ thừa nhận "sẽ có sai lầm trong chỉ đạo" nếu để nguồn cung lương thực bị hụt đi cục bộ, hệ thống phân phối bị "nghẽn mạch", Nhà nước giữ vai trò điều tiết thị trường nhưng lại đứng ngoài cuộc.

Tự cường lương nông để giữ vững an ninh lương thực trong mọi tình huống ngày càng trở nên khó khăn hơn khi tốc độ đô thị hóa vẫn tăng chóng mặt, thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất cho sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa quy mô lớn chưa được tháo gỡ quyết liệt. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp.

Tổn thất sau thu hoạch còn cao vì ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vẫn "xa lạ". Chưa kể chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân chưa đủ mạnh, nên họ có xu hướng giữ ruộng làm vật bảo hiểm mặc dù đã ngừng canh tác, hoặc cho thuê ruộng ngắn hạn phi chính thức...

Tuy nhiên, đảm bảo an ninh lương thực ngày nay không thể chỉ xoay quanh việc làm lúa bao nhiêu, diện tích chừng nào là vừa, năng suất tới đâu là đạt kỳ vọng, dù điều này là cần, nhưng thật sự chưa đủ.

Đã đến lúc cần hướng an ninh lương thực gần hơn với việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát huy hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới theo thế mạnh của từng vùng, mở rộng cho nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm khác có giá trị cùng phát triển.

Ở đó, các loại gạo "xịn" cỡ ST25 sẽ xuất hiện nhiều hơn nhờ chất lượng giống liên tục được cải tiến, lai tạo mới. Sản xuất nông nghiệp và lương thực dần theo sát tín hiệu thị trường để tránh cảnh trúng mùa mất giá triền miên.

Thương hiệu riêng của từng loại thực phẩm được chú trọng xây dựng, cùng với nó là một hệ thống phân phối liên thông, vững chắc theo quy trình sản xuất chuỗi mà thế giới đang ứng dụng.

Có vậy, mục tiêu kéo khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn hẹp hơn nữa so với mức 1,8 lần như hiện nay mà Chính phủ hướng đến mới sớm thành hiện thực, và lời Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường hứa nâng gấp đôi thu nhập cho nông dân mới thành hiện thực.

Theo TRẦN VŨ NGHI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.