Thách thức của đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Liệu có thể xem tỷ lệ 35,5% thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT của năm nay không chọn con đường đến trường đại học là chỉ báo cho sự điều chỉnh rất thực tế về tiếp cận nghề nghiệp?

Trong bối cảnh các trường đại học đã mở toang cửa đón nhận người học, thì cũng là lúc phụ huynh và người học trở nên tỉnh táo hơn khi lựa chọn hành trình bước vào nghề nghiệp. Chi phí học tập phải hợp lý, cơ hội nghề nghiệp phải rõ ràng, và thu nhập sau tốt nghiệp phải tương xứng với nỗ lực. Đó chính là 3 tiêu chí định hình lại quan điểm của nhiều phụ huynh cũng như người học khi chọn nghề, chọn trường.

Điều gì đang diễn ra ở khu vực đại học? Cả trường công và trường tư đều đang chịu áp lực tăng học phí để đảm bảo cân đối tài chính và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng. Trường nào cũng cố kéo càng đông người học càng tốt, nhưng không có trường nào "dám" điều chỉnh giảm học phí để hỗ trợ người học và thể hiện trách nhiệm xã hội. Nếu không có ràng buộc của chính sách thì chắc chắn học phí trường công trường tư gì cũng rủ nhau leo thang rồi. Chưa kể, chính vì sa đà vào chiến thuật "đông người học", các trường đại học VN gần như đã lấn xuống "sân dưới" là "sân" dạy nghề, xao nhãng sứ mạng đích thực của mình. Nghịch lý hiện diện ở nhiều nơi là có những nghề đang được đào tạo ở trường đại học với số giờ thực hành nghề ít hơn rất nhiều so với các trường nghề. Điều đó góp phần lý giải vì sao chúng ta thiếu hụt thợ lành nghề.

Một bối cảnh chính sách khác về giáo dục đại học cũng liên quan, là suốt hàng chục năm qua, việc cấp chỉ tiêu đào tạo đại học thiếu cân nhắc về chiến lược đã gần như đẩy các trường dạy nghề vào thị trường ngách. Cơ cấu đào tạo nhân lực lệch hẳn về phía đại học, vừa lãng phí nguồn lực xã hội, vừa tác động tiêu cực đến mục tiêu đào tạo lực lượng thợ lành nghề. Thế rồi đến lúc nhà máy, xí nghiệp, công ty thiếu thợ lành nghề, kêu gọi tuyển dụng và tạo nhiều cơ hội việc làm tốt cho lực lượng lao động có tay nghề phù hợp mà chẳng cần phải trình bằng cấp đại học cho oách.

Trong khi đó, bức tranh kinh tế hậu Covid-19 chưa có nhiều tông màu sáng sủa hơn. Doanh nghiệp ít tuyển dụng hơn, và tuyển dụng với những tiêu chí thực tế hơn, chứ không chăm chăm nhìn vào tấm bằng đại học.

Còn phụ huynh và người học, họ ngày càng có nhiều thông tin đa chiều hơn về giáo dục đại học, thoát khỏi quán tính xã hội kiểu "độc đạo đại học". Chi phí học tập thấp hơn, chi phí thời gian thấp hơn, tay nghề cụ thể hơn, việc làm sẵn sàng hơn có thể là những lý do đủ mạnh mẽ để dịch chuyển mục tiêu đầu tư giáo dục nghề nghiệp của các bạn trẻ.

Các trường đại học nên tự mình điều chỉnh dần dần chiến thuật "đông người học" để quay về theo đuổi những chiến lược có ý nghĩa hơn trong sứ mạng đào tạo nhân lực. Trường đại học thì nên tập trung đào tạo nhân lực ở phân khúc "trình độ cao". Và chính sách hỗ trợ vay tiền học đại học phải thật sự sẵn sàng để hỗ trợ hiệu quả cho người học muốn tiếp cận đại học.

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.