Tên mới của các tuyến quốc lộ qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50 qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.

ten-moi-cua-cac-tuyen-quoc-lo-qua-dia-ban-thanh-pho-ho-chi-minh-la-gidd.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức đặt tên đường Phan Văn Khải, đoạn Quốc lộ 22 từ cầu An Hạ đến ranh giới tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Sáng 19/1, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố đặt tên đường trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.

Các tuyến này được đặt theo tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.

Quốc lộ 1, đoạn từ nút giao thông Thủ Đức (ngã ba Trạm 2 cũ) đến nút giao thông An Sương được đặt tên là đường Đỗ Mười.

Quốc lộ 1, đoạn từ nút giao thông An Sương đến vòng xoay An Lạc đặt tên là đường Lê Đức Anh.

Quốc lộ 1, đoạn từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An đặt tên là đường Lê Khả Phiêu.

Quốc lộ 22, đoạn từ Quốc lộ 1 đến cầu An Hạ đặt tên đường Lê Quang Đạo. Quốc lộ 22, đoạn từ cầu An Hạ đến ranh tỉnh Tây Ninh đặt tên đường Phan Văn Khải.

Quốc lộ 50, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An đặt tên là đường Văn Tiến Dũng. Quốc lộ 1K, đoạn từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương đặt tên là đường Hoàng Cầm.

Đồng chí Đỗ Mười (1917-2018) là Tổng Bí thư từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997. Đồng chí Lê Khả Phiêu (1931-2020) là Tổng Bí thư từ năm 1997 đến năm 2001.

Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh (1920-2019) là Chủ tịch nước từ năm 1992 đến năm 1997.

Trung tướng Lê Quang Đạo (1921-1999) là Chủ tịch Quốc hội từ năm 1987 đến năm 1994.

Đồng chí Phan Văn Khải (1933-2018) là Thủ tướng Chính phủ từ năm 1997 đến năm 2006.

Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002) là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 1980-1986, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Thượng tướng Hoàng Cầm (1920-2013), Tư lệnh Quân đoàn 4 từ năm 1975 đến năm 1977.

Quốc lộ 1, đoạn qua Quận 12 được đặt tên 'Đường Đỗ Mười.' (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
Quốc lộ 1, đoạn qua Quận 12 được đặt tên 'Đường Đỗ Mười.' (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy cho biết việc đặt tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc, trau dồi lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc này cũng góp phần phục vụ công tác quản lý đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nhận diện, tìm kiếm tên đường và địa chỉ.

Theo bà Trần Thị Diệu Thúy, việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh hoạt của người dân.

Lãnh đạo thành phố mong được người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Các cơ quan nhà nước sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống.

Theo Tiến Lực (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null