Tàu cá Việt Nam bị đâm ở Hoàng Sa, chính phủ Trung Quốc không thể vô can

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các ngư dân trên tàu cá QNg 96416 TS vừa trở về cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) ngày 12-6 với ký ức đầy ám ảnh sau khi bị tàu sắt Trung Quốc 4006 gây nguy hiểm, thiệt hại ước tính khoảng nửa tỉ đồng.

 

Họ bị tấn công ở ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân ta: khu vực đảo Lin Côn ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cũng tại cảng Sa Kỳ cách đây gần một năm, tháng 7-2019, ngư dân Việt Nam đã đưa 32 ngư dân Trung Quốc cập cảng để chăm sóc sức khỏe sau khi cứu mạng họ khỏi con tàu bị chìm ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Hai hình ảnh trái ngược nhau đã nói lên tất cả.

Ngư dân trình báo bị tàu Trung Quốc đâm va khiến tàu QNg 96416 TS nửa nổi nửa chìm hôm 10-6, trong khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 14-6 dẫn thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng cho biết tàu sắt Trung Quốc 4006 và một canô áp sát tàu cá Việt Nam, gây sóng lớn khiến nước tràn vào, có nguy cơ chìm.

Dù cần thêm thời gian để điều tra làm rõ nhưng thông tin từ cơ quan chức năng đủ cơ sở để khẳng định hành vi của tàu Trung Quốc gây nguy hiểm cho ngư dân Việt Nam.

Hành vi này phải bị lên án bởi nó xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982 và Công ước về các quy định quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển năm 1972 (COLREGs) mà Trung Quốc là thành viên.

Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam. Gần nhất, ngày 2-4-2020, tàu cá QNg 90617 TS hoạt động tại vùng biển của đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu hải cảnh số hiệu 4031 ngăn cản và cố tình đâm chìm.

Trước vụ việc này, Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại và nhấn mạnh hành vi của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó tất cả các quốc gia lớn nhỏ đều được bảo đảm chủ quyền.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm nhân viên công vụ và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam.

Tại sao thường là tàu Trung Quốc gây nguy hiểm, đâm va tàu khác? Bộ Ngoại giao Philippines, quốc gia có ngư dân cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc, đã ra tuyên bố phản đối vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam hồi tháng 4, bằng một thông điệp đầy ẩn ý về lòng tin: "Cho dù là nguồn lợi cá hay yêu sách lịch sử tưởng tượng cũng không đáng là lý do để Trung Quốc gây ra những vụ việc như đâm tàu cá ngư dân", bởi theo Manila, "vụ việc này làm suy yếu tiềm năng xây dựng mối quan hệ khu vực thực sự sâu sắc và đáng tin cậy giữa ASEAN và Trung Quốc".

Ngoài vi phạm luật pháp quốc tế, hành vi dùng vũ lực của tàu Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.

Biển cả mênh mông, bởi thế, không chỉ pháp luật mà những người có lương tâm đều chỉ nghĩ đến chuyện cứu người, vậy tại sao lại có thể cố tình gây nguy hiểm để hại mạng sống và tài sản của những người lương thiện? Những hành vi như thế được gọi là vô nhân đạo.

Liên tục xảy ra nhiều vụ cố tình đâm va, Chính phủ Trung Quốc không thể vô can khi để những sự vụ "đi ngược lại nhận thức chung" như trên tái diễn liên tục trong thời gian ngắn.

Những vụ tấn công tàu cá như thế không chỉ bị lên án là vô nhân đạo, mà còn làm xói mòn lòng tin giữa hai nước. Lòng tin là thứ khó tìm nhưng cũng là thứ dễ mất nhất.

 

Theo Quỳnh Trung (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.