Tát giá theo xăng, nhưng chỉ "tát lên chứ không tát xuống"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cứ mỗi lần giá xăng dầu tăng, đôi khi chỉ tăng nhẹ, nhưng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng giá ngay lập tức. Hỏi vì sao, đơn giản như dân gian gọi là "tát giá theo xăng".

 

 Giá xăng giảm nhưng giá cả không giảm Ảnh: LĐO
Giá xăng giảm nhưng giá cả không giảm. Ảnh: LĐO


Mục Lao Động TV ngày 1.4 đăng video clip "Xăng tăng, giá cả tăng, xăng giảm giá không giảm, người dân nghĩ gì?", ghi nhận ý kiến của một số người dân liên quan đến giá xăng giảm từ 1.4, bà con nhận định gì về chuyện giảm giá hàng hóa.

Tất cả những người được hỏi đều trả lời, mỗi lần giá xăng dầu tăng thì giá cả hàng hóa dịch vụ tăng theo ngay, nhưng khi giá xăng dầu giảm, không có loại hàng nào chịu giảm. Từ trước đến nay, giá cả đã tăng thì không bao giờ có chuyện xuống.

Năm nay, người dân chịu đợt tăng giá dịp Tết. Lý do vì sao, câu trả lời là "Tết mà". Ngay sau Tết lại thêm mấy đợt tăng giá xăng dầu. Bản thân người dân chịu mất thêm tiền vì phải chi tiêu cho đi lại, cộng thêm giá cả thị trường tăng, coi như mất đứt mấy chục phần trăm thu nhập. Về chuyện này, người bình thường không cần nói chữ nghĩa "lạm phát", mà là túi tiền bị bay hơi.

Cũng đồng lương cũ, nhưng không còn đủ chi tiêu theo sinh hoạt cũ nữa. Người lao động làm công ăn lương không có thêm khoản thu nhập nào để bù vào khoản bay hơi đó.

Người dân kêu nhiều rồi, nhưng trên thực tế, các cơ quan quản lý không quản được giá cả, tăng thoải mái. Coi như bất lực và đổ cho quy luật của thị trường.

Cho nên, người lao động phải xoay xở nhiều cách để sống.

Đa số công nhân trong nhà máy hiện nay thuộc hoàn cảnh một suất lương nuôi cả gia đình, thì gánh nặng cơm áo càng nặng hơn.

Với giá cả tăng liên tục thì mức lương tối thiểu không thể đảm bảo sinh hoạt của một người lao động, nói chi đến nuôi gia đình, vậy thì người lao động chỉ còn cách chạy về quê như đợt dịch năm 2021, hoặc phải trông chờ vào tăng lương và tăng ca.

Một công nhân ở Bình Dương tâm sự với phóng viên Lao Động: "Tôi làm việc trong công ty may mặc tại thị xã Bến Cát, tháng nào không tăng ca thì chỉ được từ 5,6-6 triệu đồng. Tháng nào có tăng ca thì mới được từ 7,5-9 triệu đồng. Với số tiền này, phải chi tiêu tiết kiệm thì mới đủ sống. Mỗi tháng chỉ có lương cơ bản thì không đủ sống đâu, còn con cái và mẹ già ở quê nữa. Mỗi tháng chi tiêu rồi phải dư được 2-3 triệu đồng gửi về quê".

Nhiều công nhân phải "bị sống" như thế. Và tất nhiên, không thể để cho người lao động sống dưới ngưỡng tối thiểu.

Phải tính đến tăng lương và tăng phụ cấp làm tăng ca. Chỉ có như vậy công nhân mới trụ lại được nhà máy. Chỉ có như thế, người lao động mới chạm tới được nghĩa của chữ "sống", không phải bị sống.


https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tat-gia-theo-xang-nhung-chi-tat-len-chu-khong-tat-xuong-1029613.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.