Tập trung tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Hướng dẫn số 97-HD/BTGTU về tuyên truyền Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, nội dung tuyên truyền tập trung vào ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng và cơ sở khoa học của Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG). Những nội dung cơ bản của quy hoạch gồm: 5 quan điểm phát triển, 5 quan điểm về tổ chức không gian phát triển; tầm nhìn đến năm 2050 với những mục tiêu về thu nhập của người dân cao, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới, trở thành quốc gia biển mạnh… Tuyên truyền mục tiêu tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng, quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Thành phố Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Thành phố Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Cùng với đó, tuyên truyền nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, 13 định hướng phát triển cũng như giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch, nhất là các giải pháp về huy động vốn đầu tư, cơ chế, chính sách, khoa học, công nghệ và môi trường; phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cần tập trung phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong quántriệt, tuyên truyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu trong QHTTQG, Kế hoạch thực hiện QHTTQG của Chính phủ, của các bộ, ngành, tỉnh, địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, xử lý vi phạm... Kết quả thực hiện QHTTQG ở các bộ, ngành, địa phương; nhất là hiệuquả hoạt động của các mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng, hoạt động điềuphối vùng; cơ chế phối hợp nguồn lực giữa các địa phương, nguyên tắc ưu tiên sửdụng không gian biển cho các ngành, lĩnh vực trong quy hoạch không gian biển quốc gia...

Phản ánh thực tiễn triển khai QHTTQG ở các bộ, ngành, địa phương; lan tỏa cách làm hay, bài học kinh nghiệm tốt trong quá trình triển khai.Nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong quá trình triển khai các nhiệmvụ phát triển kinh tế-xã hội, các nhiệm vụ thực hiện QHTTQG; kịp thời chỉ đạođịnh hướng tư tưởng, dư luận khi có những vấn đề phức tạp nảy sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, đất đai, môi trường, các vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, dân tộc, tôn giáo, sinh kế của nhân dân khi phải didời khỏi nơi sinh sống...

Đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại về tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình triển khai QHTTQG; việc thực hiện các dự án, đề án, chương trình có liên quan đến yếu tố đầu tư nước ngoài trong quá trình triển khai QHTTQG; phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về công tác quy hoạch.

Mục đích của việc đẩy mạnh tuyên truyền là làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của việc Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHTTQG) đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn tới, từ đó tham gia tích cực, trách nhiệm vào quá trình triển khai Quy hoạch, đồng thuận cùng với chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp trong xử lý những vấn đề phát sinh. Công tác tuyên truyền cũng nhằm đề cao vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong việc chỉ đạo triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHTTQG tại bộ, ngành, địa phương phụ trách, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương; tuyên truyền QHTTQG gắn với tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, tiến độ triển khai các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, các quy hoạch của tỉnh, địa phương; góp phần giám sát việc thực hiện, bảo đảm thống nhất với QHTTQG.

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.