Quy hoạch tổng thể quốc gia - khơi dậy sức mạnh vùng và các trục phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong bốn vấn đề lớn, “rất cơ bản và quan trọng” đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra trong phiên khai mạc Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 3-10.

Lần đầu tiên, định hướng phát triển quốc gia được quy hoạch và thiết kế tổng thể trong mối quan hệ, phân bổ theo từng không gian phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu; theo vùng, liên vùng, lãnh thổ; theo hệ thống đô thị, nông thôn; theo hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền, đảo - quần đảo, vùng biển, vùng trời quốc gia…  

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đây là công việc lần đầu tiên chúng ta làm, rất mới, rất khó, chưa có kinh nghiệm, song rất quan trọng và cấp thiết”. Bởi, nó cụ thể hóa trên cơ sở điều chỉnh phù hợp hơn, sát thực hơn trong tình hình mới và hoàn thiện hơn vai trò dẫn dắt, thúc đẩy quá trình vận hành, phát triển tổng thể của quốc gia cho đến những “phân nhánh” các không gian quy hoạch.

Trong đó, với sự chỉn chu, toàn diện, cấu trúc logic chặt chẽ, Dự thảo quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 đã thể hiện đúng tầm nhìn, phương hướng phát triển địa phương trong thời gian tới, bao phủ được các nội dung cốt lõi nhất, gồm có: phân vùng, trục tăng trưởng, hành lang kinh tế làm cơ sở để làm các quy hoạch khác như quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành, địa phương; có các kịch bản phát triển và các mục tiêu trong các lãnh vực; cân bằng giữa phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội/môi trường; bổ sung các vấn đề mới đang là xu hướng phát triển của khu vực - quốc tế như đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và đề xuất danh sách các dự án trọng điểm quốc gia.

Tại khu vực Nam bộ, nhiều chuyên gia quy hoạch đã chỉ ra, việc thiếu vắng một “điều phối” tổng thể đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội vùng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Không có liên kết và phối hợp trong quá trình xây dựng chuỗi sản xuất vùng khiến cho các tỉnh ĐBSCL lâm vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa vì địa phương nào cũng mong muốn có cảng, sân bay và đặc biệt là trung tâm về hậu cần logistics. Thiếu là vì không nhìn từ bối cảnh chiến lược chung nên các ý định, kế hoạch, dự án trong thời gian qua đều nhỏ lẻ, mạnh mún và kém hiệu quả.

Phân tích lại 3 lần lập quy hoạch chung TPHCM (các năm 1993, 1998, 2010) và kể cả cấu trúc đô thị đề xuất năm 2020 với lõi “tập trung đa cực”, điểm hạn chế lớn nhất là đã… bỏ quên nguồn lực thực thi các quy hoạch đó, dẫn tới hiện trạng giấc mơ “đa cực” vẫn phát triển nóng, trong khi đó các cực tăng trưởng vẫn tập trung vào khu vực trung tâm 930ha và các vùng ngoại vi của thành phố thì bị “cạnh tranh” trực tiếp từ các địa phương xung quanh.

Đó là lý do sau Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thông qua, các quy hoạch vùng, quy hoạch tích hợp địa phương sắp tới đóng vai trò quan trọng. Ở ĐBSCL là thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được phê duyệt); ở Đông Nam bộ là triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch vùng theo quyết định 463/QĐ-TT; còn với TPHCM là nhanh chóng đấu thầu đơn vị lập đồ án quy hoạch chung và quy hoạch kinh tế xã hội theo hướng tích hợp trong cuối năm nay và đầu năm sau.

Khơi dậy sức mạnh của từng không gian phát triển, trong đó có sức lan tỏa, kết nối, hội tụ trong cùng một mục tiêu phát triển một quốc gia thống nhất, bền vững bằng chính sức mạnh tự cường; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, mỗi địa phương phát huy các thế mạnh nhất của mình - là hằng số giá trị của mọi quy hoạch phát triển.

Theo NGUYỄN QUÂN CÁT (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. 

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.