Tạp bút: Mùa hạ cuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cơn mưa đầu mùa hạ làm dịu đi cái nắng oi ả. Phố núi mùa này thời tiết ẩm ương là vậy. Mới sáng nắng như đổ lửa ấy vậy mà chiều đã trút mưa không dứt. Hạ đã ngấp nghé phai màu. Khi phượng đã rực rỡ sắc màu ở mọi góc sân trường, thấp thoáng bóng dáng các cô cậu học trò ngày cuối năm học ngẩn ngơ nhặt những cánh hoa rớt bay theo chiều gió. Bên phố, đâu đó những cánh bằng lăng tím cuối mùa nhạt nhòa bay, lăn tít cuối góc xa của miền ký ức, hư hư thực thực, hiển hiện trước mặt mà lại vô định tận nơi nào.
Ngày cuối tháng 5 dần khép lại. Đi ngang qua những ngôi trường trên đường Hùng Vương, lòng tôi lại rộn lên khi thêm một lần đắm mình trong bạt ngàn sắc phượng. Hoa đang cháy tận cùng đam mê, hoa da diết khi ai đó tình cờ gặp cô bạn chung cấp III mà lòng như mây trắng giữa trời ấu thơ. Hoa tô thắm không gian mùa hạ tươi mới làm cho mùa đủ đầy thương nhớ. Tuy nhiên, sau trận mưa đầu mùa, những cánh hoa phượng đã thấm đầy nước, nặng trĩu. Nó vút vào thinh không nỗi lòng ai đó đang tìm về mùa hạ của riêng mình trong quá khứ.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Nếu có ai hỏi tôi về mùi hương dành cho mùa hạ cũ, tôi tạm quên đi những mùi dễ chịu thường thấy và lục lại tìm mùi hương đủ đẹp để gợi lên ký ức mùa hạ của rất nhiều thế hệ 8X hay 9X đời đầu. Đó là tôi của bùi ngùi, nuối tiếc. Đó là tôi ở phía hành lang ngồi ngắm từng cánh phượng lả tả rơi trong nỗi lo lắng phập phồng của những kỳ thi. Đó là những cánh phượng được bí mật hái đem về xếp thành hình con bướm hoặc hình trái tim rồi gấp vào đôi giấy tập, ghi vài câu thơ được chọn kỹ càng và tên người nhận ở bên ngoài rồi len lén gửi trao. Là những trang lưu bút chuyền nhau rất vội với nỗi niềm riêng chẳng cất thành lời, chỉ ánh mắt thay bao điều muốn nói: Ngày mai, cuộc đời nhiều lối rẽ, biết có còn gặp nhau?
Có phải mùa hạ nào cũng giống nhau?
Cũng ngôi trường ấy, góc sân ấy, cây phượng vẫn sừng sững, hiện diện qua bao mùa hoa nhưng mùa hạ của những bạn trẻ 2K bây giờ khác tôi ngày xưa nhiều lắm! Những nụ cười hạnh phúc, những trò đùa tinh nghịch, giọt nước mắt hay cái ôm thật chặt, đều được thiết bị công nghệ ghi lại bằng smartphone hay máy chụp ảnh hiện đại cùng với chiếc flycam chụp từ trên cao. Những tấm hình kỷ yếu đẹp, phong cách và thước phim vô cùng ấn tượng ra đời. Bạn trẻ năng động, sáng tạo trong từng concept, đổi mới trang phục hay tư thế tạo dáng chụp ảnh... Ý nghĩa hơn, các bạn chọn trải nghiệm thú vị với việc kết hợp chuyến đi chơi xa, dã ngoại, khám phá những vùng đất mới... Bạn trẻ bây giờ biết san sẻ, biết hướng tới cộng đồng khi dám thay đổi mình, biến mùa hạ không của riêng ai ấy thành mùa của sẻ chia, thiện nguyện.
Con người ta vẫn thường rất đỗi quyến luyến với điều đã qua. Như lúc này, khi bắt gặp lại hình ảnh những người trẻ tuổi đang bước đi trên con đường của riêng mình, đang nối tiếp tuổi thanh xuân rực rỡ, mang đến những giá trị sống và lan tỏa tình yêu thương đến với mọi người, tôi nhận ra mùa hạ không có cuối cùng. Bao mùa hạ rồi cũng nối nhau đi cùng năm tháng, riêng hạ của tôi thì còn lại mãi. Bước giữa mùa hạ của mình, trong tôi lại hoài ngân sắc hồng cánh phượng…
 NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.