Tăng trưởng dựa vào đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bất chấp những khó khăn, Thủ tướng Chính phủ vẫn chốt tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm nay là 9%.

Có thể nói đây là mục tiêu hết sức thách thức nhưng không phải là không thể thực hiện. Vậy chúng ta có những "vũ khí" gì để làm bàn đạp cho mục tiêu này?

Đầu tiên là đầu tư công, quý 1 nghẽn, quý 2 lên dây cót với hàng loạt cam kết của các bộ, ngành, địa phương cũng như hàng loạt công trình trọng điểm quốc gia được khởi công, tăng tốc. Thế nên những tháng cuối năm, tốc độ giải ngân chắc chắn sẽ được đẩy nhanh.

Tiếp đến là bất động sản, hàng ngàn dự án "tắc" pháp lý, tắc tiền sử dụng đất trên cả nước nếu được tháo gỡ trong quý 3 - 4 sẽ tạo dư địa rất lớn cho tăng trưởng. Chúng ta có cơ sở để tin vào điều này vì quý 2 vừa rồi Chính phủ cũng như lãnh đạo các địa phương đã tập trung rà soát, nhận diện, phân loại, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp. Hiệu quả sẽ được ghi nhận trong nửa cuối của năm nếu chúng ta vẫn giữ đà chạy như hiện nay.

Thứ ba là du lịch, ngày 15.8 tới chính sách visa mới thông thoáng hơn chính thức có hiệu lực, được dự báo sẽ giúp ngành công nghiệp không khói đột phá trong thu hút khách quốc tế. Là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch tăng tốc kéo theo một loạt các lĩnh vực như hàng không, tiêu dùng, lưu trú, thương mại... ăn theo. Nếu chúng ta "nhấn" thêm một bước nữa, mở rộng chính sách miễn visa cho các nước khi nhập cảnh VN thì phần đóng góp của du lịch vào GDP sẽ tăng lên đáng kể.

Rồi xuất khẩu, sau 2 quý đầu năm liên tục mất đơn hàng, đến nay nhiều ngành như thủy sản, đồ gỗ, dệt may... đã dễ thở hơn, khách hàng gọi hỏi, ký kết đã nhiều hơn, theo thông tin từ một số doanh nghiệp đầu đàn. Đặc biệt, gạo Việt đang đứng trước cơ hội lớn để tăng cả lượng và giá. Bên cạnh gạo, xuất khẩu rau quả, trong đó phải kể đến sầu riêng cũng gây kinh ngạc với con số hàng tỉ USD mang về những tháng đầu năm...

Dẫn ra để thấy, chúng ta có khá nhiều dư địa cho mục tiêu tăng trưởng nói trên.

Tuy nhiên, trong toàn cảnh bức tranh kinh tế những tháng cuối năm, điểm sáng nhất, cũng là mấu chốt để chúng ta có thể biến cơ hội thành kết quả chính là con người. Cán bộ sợ ký, sợ trách nhiệm, đùn đẩy... vẫn là nút thắt lớn nhất khiến quý 2 vừa qua nhiều "đầu việc" chưa đạt hiệu quả như nỗ lực mà chúng ta bỏ ra. Điều này tiếp tục được phản ánh tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản cuối tuần qua. Tổng kết của Bộ Xây dựng cho thấy, hầu hết các vướng mắc nằm trong thẩm quyền của địa phương nhưng nơi thì hiểu sai, nơi thì sợ ký... thế nên thị trường này dù được quan tâm nhiều nhất nhưng vẫn ì ạch nhất. Thậm chí hoạt động kinh doanh bất động sản tại TP.HCM 6 tháng đầu năm còn tăng trưởng âm. Vì vậy, giải quyết được nút thắt con người, nhiều nút thắt trong nền kinh tế tự khắc được tháo gỡ.

Tương tự, chúng ta nói rất nhiều về "bối cảnh bất thường cần giải pháp khác thường", vậy hãy tổng kết xem đã ngành nào, địa phương nào áp dụng giải pháp khác thường để tháo gỡ khó khăn lịch sử đang bủa vây nền kinh tế hiện nay? Ở chiều ngược lại, hãy rà soát xem đã có bao nhiêu đề xuất, kiến nghị, giấy phép con, công văn nội bộ... gây thêm ách tắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho sự vận hành của thị trường? Có bao nhiêu vấn đề cấp bách, thậm chí là sống còn chỉ là được hứa giải quyết "trong thời gian sớm nhất" mà không có một đích đến cụ thể?

Thủ tướng đã quyết, vấn đề còn lại là chỗ nào ngại trách nhiệm phải đứng sang một bên thì tăng trưởng sẽ chạy về đích.

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.