Tăng thêm 118 chuyến bay từ TP.HCM đi đến các địa phương dịp Tết Nguyên đán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhiều đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các địa phương đang có tỷ lệ đặt vé cao và Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các Hãng bay tăng thêm chuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách dịp Tết.

Nhiều đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các địa phương đang có tỷ lệ đặt vé cao và Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các Hãng bay tăng thêm chuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách dịp Tết.

Các Hãng hàng không sẽ tăng thêm nhiều chuyến bay để đáp ứng nhu cầu người dân về quê ăn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Các Hãng hàng không sẽ tăng thêm nhiều chuyến bay để đáp ứng nhu cầu người dân về quê ăn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, các Hãng hàng không Việt Nam vừa bổ sung thêm 118 chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh tới các sân bay địa phương đang có tỷ lệ đặt chỗ cao.

Cụ thể, giai đoạn trước tết Âm lịch (1-9/2, tức 22-30 tháng Chạp năm Quý Mão), các chặng bay từ Hà Nội đều có lượng đặt chỗ cao.

Trong đó, chặng từ Hà Nội-Buôn Ma Thuột các ngày từ 1-7/2 có tỷ lệ đặt chỗ dao động từ 41-77%, riêng ngày 8/2 đang có tỷ lệ cao nhất là 94%. Chặng từ Hà Nội-Điện Biên tập trung cao nhất vào các ngày từ 5-8/2, riêng ngày 8/2 đã đạt tỷ lệ 100%.

Đối với chặng Hà Nội-Pleiku các ngày từ 3-9/2 có tỷ lệ đặt chỗ dao động từ 82-96%. Riêng chặng Hà Nội-Vinh, số vé còn tương đối nhiều ở các ngày từ 1-9/2. Ngày đạt tỷ lệ cao nhất 100% là ngày 3/2.

Các chặng bay từ Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tỷ lệ đặt chỗ ở mức rất cao, trải đều trong các ngày từ 2-9/2.

Cụ thể, chặng Thành phố Hồ Chí Minh-Buôn Ma Thuột dao động từ 79-94%, Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng (từ 86-91%), Thành phố Hồ Chí Minh-Hải Phòng (từ 81-98%), Thành phố Hồ Chí Minh-Huế (từ 91-95%), Thành phố Hồ Chí Minh-Pleiku (từ 88-91%), Thành phố Hồ Chí Minh-Tuy Hòa (từ 83-89%), Thành phố Hồ Chí Minh-Thanh Hóa (từ 88-100%), Thành phố Hồ Chí Minh-Quy Nhơn (từ 82-93%), Thành phố Hồ Chí Minh-Chu Lai (từ 80-95%), Thành phố Hồ Chí Minh-Quảng Bình (từ 82-89%), Thành phố Hồ Chí Minh-Vinh (từ 84-99%). Riêng đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội có tỷ lệ lấp đầy đang tăng dần nhưng lượng vé vẫn còn nhiều.

Đối với giai đoạn sau Tết Âm lịch (13-19/2, tức mùng 4-10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), các chặng bay từ các địa phương về Hà Nội cũng đang ở mức cao.

Trong đó, chặng Cam Ranh-Hà Nội các ngày 14-15/2 có tỷ lệ đặt chỗ tương ứng 100% và 85%. Các ngày sau đó đang ở mức thấp, dưới 50%. Đường bay Điện Biên-Hà Nội về cơ bản đã hết chỗ vào các ngày 13-14/2, còn các ngày còn lại lượng vé còn nhiều. Tương tự, đường bay Pleiku-Hà Nội cũng đã hết chỗ vào các ngày 13-14/2 nhưng vẫn có thể mua vé.

Các chặng bay từ các địa phương về Thành phố Hồ Chí Minh đa phần đang có tỉ lệ tỷ lệ đặt chỗ cao. Cụ thể, chặng bay Buôn Ma Thuột-Thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 82-95%, Đà Nẵng-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 81-96%), Hải Phòng-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 97-99%), Huế-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 89-95%), Pleiku-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 80-91%), Tuy Hòa-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 84- 88%), Thanh Hóa-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 86-96%), Quy Nhơn-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 88-100%), Chu Lai-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 95-106%), Đồng Hới-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 82-89%), Vinh-Thành phố Hồ Chí Minh (từ 84-97%).

Phía Cục Hàng không Việt Nam cũng đánh giá, so với tuần trước, các Hãng hàng không Việt Nam đã bổ sung thêm 118 chuyến bay, tương ứng gần 23.000 ghế trên các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh tới các sân bay địa phương đang có tỷ lệ đặt chỗ cao.

Trên cơ sở điều chỉnh tăng tham số điều phối (slot) tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các Hãng hàng không Việt Nam tiếp tục bổ sung tải cung ứng trên các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku, Quy Nhơn, Chu Lai, Buôn Ma Thuột, Huế, Tuy Hòa, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hải Phòng, Vinh.

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.