Tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã có phiên họp về lương tối thiểu vùng. Các chuyên gia cho rằng việc xem xét tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết.
 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sắp khảo sát vấn đề lao động, tiền lương ở các doanh nghiệp. Ảnh minh họa Hải Nguyễn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sắp khảo sát vấn đề lao động, tiền lương ở các doanh nghiệp. Ảnh minh họa Hải Nguyễn


Trong phiên họp này, đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn Việt Nam và đại diện của chủ sử dụng lao động là Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thảo luận, đưa ra các luận điểm để làm căn cứ cho các phương án tăng lương tối thiểu.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hai năm qua, lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, hiện vẫn áp dụng theo mức tiền lương tối thiểu được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, áp dụng bắt đầu từ 1.1.2020.

Trao đổi về vấn đề lương tối thiểu vùng, theo TS. Nguyễn Việt Cường - Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý (Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), trong nghiên cứu gần đây về đánh giá tác động của việc tăng lương tối thiểu lên việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam (số liệu từ điều tra lao động việc làm 2012-2020) cho thấy, tác động tích cực của việc tăng lương tối thiểu đối với tiền lương tháng của người lao động có tiền lương dưới mức tối thiểu.

Theo đó, mức lương tối thiểu tăng 1% sẽ làm tăng 0,83% tiền lương hàng tháng. Tuy nhiên, tác động của tăng lương tối thiểu đối với tiền lương của lao động nói chung là không đáng kể.

Mức lương tối thiểu tăng 1% dẫn đến tiền lương theo giờ tăng 0,32%, điều này hàm ý rằng năng suất lao động tăng lên do tăng lương tối thiểu.

Ông Cường cho biết, trong giai đoạn 2012-2017, lương tối thiểu tăng rất nhanh. Tuy nhiên, những năm gần đây nếu so với mức lương trung bình, tốc độ tăng lương tối thiểu bắt đầu giảm, thậm chí không còn theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung.

Theo Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, do chưa được điều chỉnh, mức lương tối thiểu hiện nay không còn đáp ứng được nhu cầu thực tế của người lao động. Vì vậy, chuyên gia này cho rằng nên xem xét để tăng lương.

Bởi, bước sang đầu năm 2022 lạm phát có xu hướng tăng, việc tăng lương là hết sức cần thiết để đảm bảo đời sống người lao động, nhất là trong cảnh mở cửa trở lại, kinh tế dần phục hồi.

Ông Cường cho rằng, việc điều chỉnh ở mức bao nhiêu cần được thảo luận, thương lượng nhiều lần giữa các bên, đảm bảo hài hòa giữa mức sống cho người lao động cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Ở phía người lao động, với mức lương tối thiểu sau thời gian dài chưa được điều chỉnh đang áp dụng, hiện được cho là quá thấp trước sức ép tăng giá, cần thiết tăng để bù đắp trượt giá và tái sản xuất sức lao động.

Theo ông Cường, để hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian qua Chính phủ đã không điều chỉnh lương tối thiểu vùng, nhưng hiện nay việc tăng này là cần thiết, song sẽ cần thêm các chính sách hỗ trợ hài hòa hơn.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội - Bộ LĐTBXH cho hay, xét về lý thuyết, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Năm nay, nước ta ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Sau khi kinh tế phục hồi, người lao động có công ăn việc làm thì sẽ tính toán việc tăng lương tối thiểu vùng. Vì vậy, năm nay Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng có thể bàn bạc để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho năm 2023.


https://laodong.vn/cong-doan/tang-luong-toi-thieu-vung-la-can-thiet-1028464.ldo

Theo ANH THƯ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...