Tăng cường quản lý, kiểm soát biên giới, chặn dịch từ xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều địa phương của Lào và Campuchia tiếp giáp với nước ta đã xuất hiện dịch Covid-19. Siết chặt quản lý tình trạng người từ vùng dịch nhập cảnh trái phép về Việt Nam được xem là giải pháp chặn dịch từ xa hữu hiệu nhất lúc này.

Sau một thời gian yên ắng, đầu năm nay, dịch Covid-19 đã bùng phát mạnh trở lại. Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và bây giờ đến lượt Lào-nơi được xem là vùng đất yên bình nhất trong khu vực, khi đến giữa tháng 4-2021, cũng chỉ mới có hơn 50 ca nhiễm.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Anh Huy
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Anh Huy


Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng, khi Campuchia gần đây mỗi ngày ghi nhận trên 500 ca nhiễm mới, Thái Lan thì con số lên đến vài ngàn. Lào từ chỗ không có gì, chỉ vì một chút lơ là, để cho 3 người từ Thái Lan nhập cảnh trái phép mang theo mầm bệnh vào Vientiane đúng dịp Tết cổ truyền Bun Pimay mà đã rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Đến ngày 27-4, Lào đã ghi nhận 511 ca nhiễm Covid-19, riêng thủ đô Vientiane đã có 364 ca. Tất cả 18/18 tỉnh thành của Lào đã ra lệnh phong tỏa để phòng-chống dịch. Trong số 10 tỉnh tiếp giáp với Việt Nam, hiện chỉ còn  2 tỉnh là Houaphanh và Attapeu chưa có dịch.

Điều đáng lưu ý là, nguy cơ lây bệnh từ các tỉnh Nam Lào đã bắt đầu xuất hiện khi ngày 26-4, Champasak-thủ phủ Nam Lào, giáp biên với Thái Lan và Campuchia đã ghi nhận 54 ca nhiễm. Ngày 27-4, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 13 ca nhiễm mới. Đây lại là địa phương nằm trên tuyến hành lang Đông-Tây thứ 2 nối liền vùng Đông Bắc Thái Lan với các tỉnh Nam Lào và khu vực miền Trung-Tây Nguyên của Việt Nam qua các cửa khẩu. Trên địa bàn Gia Lai có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) nối với Cửa khẩu Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia).

Cùng với đó là hàng loạt cửa khẩu của các tỉnh từ Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông, vào tận các tỉnh Tây Nam Bộ. Đó là chưa kể còn rất nhiều đường mòn, lối mở giữa các địa phương Việt Nam với Lào và Campuchia, khiến cho dịch bệnh rất khó kiểm soát.  

Có thể nói nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nước láng giềng là rất lớn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngay những ngày dự Hội nghị cấp cao ASEAN đã gửi công điện bày tỏ sự lo lắng và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng-chống dịch, nhất là các tỉnh giáp với Lào và Campuchia.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã có chuyến thị sát và đôn đốc công tác phòng-chống dịch ở các tỉnh miền Nam; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng-chống dịch ở các tỉnh giáp biên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác ngăn chặn người nhập cảnh trái phép qua biên giới như yêu cầu của Thủ tướng.

Tại cuộc họp tổ chức sáng 27-4 tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến-Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-đã yêu cầu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp cùng các lực lượng tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng-chống hoạt động xuất-nhập cảnh trái phép và phòng-chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay, nhất là tuyến biên giới; siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, tập trung các hướng, địa bàn trọng điểm; chú trọng việc nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, dự báo kịp thời, tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương để có phương án chỉ đạo ứng phó phù hợp với từng cấp độ dịch, sát với tình hình thực tế.

Cùng với bổ sung lực lượng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cũng yêu cầu thành lập thêm các tổ chốt thực hiện nhiệm vụ phòng-chống dịch trên tuyến biên giới; cần có phương án, kế hoạch xử lý cụ thể khi có cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng phối hợp tham gia phòng-chống dịch bị nhiễm Covid-19; tăng cường hợp tác quốc tế, đối ngoại biên phòng trong công tác phòng-chống dịch và phòng-chống xuất-nhập cảnh trái phép; chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin với các lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng để thống nhất biện pháp ngăn chặn, xử lý theo đúng quy định của Hiệp định biên giới.

“Chống dịch như chống giặc”; giữ chặt biên giới là cách chống dịch từ xa hữu hiệu nhất để đất nước bình yên, để sức khỏe người dân được bảo vệ; để chúng ta có thể giành thắng lợi trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: vừa chống dịch vừa lo phát triển kinh tế.

 

ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.