Tăng cường kiểm soát thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2013 được nhận định là năm tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục có những diễn biến khá phức tạp. Bởi vậy, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh đã tích cực chỉ đạo bình ổn thị trường, duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại.
 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Công Lự: Từ nay đến Tết Nguyên đán, khi tình hình hàng hóa, giá cả có nhiều biến động do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng sẽ trở nên phức tạp. Do vậy, các thành viên trong Đội 127 phải hoạt động tích cực hơn nữa để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đi vào ổn định, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và sức khỏe của người tiêu dùng. Riêng Chi cục Quản lý Thị trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ-2014.

Theo đó, nhiều đợt kiểm tra đã được tổ chức đối với các mặt hàng như: thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, trang-thiết bị y tế, xăng dầu, phân bón, khí hóa lỏng, đồ chơi trẻ em. Cùng với đó là kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản… Trong năm, ngành chức năng đã tổ chức gần 5.800 cuộc kiểm tra, qua đó phát hiện và xử lý gần 4.000 vụ vi phạm (giảm 1.240 vụ so với năm 2012). Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước gần 93 tỷ đồng, trong đó thu phạt hành chính 24,4 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế trên 46 tỷ đồng, tiền bán hàng hóa tịch thu khoảng 22,4 tỷ đồng.

Ông Phan Minh Túc-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường cho biết: “Thông qua các đợt kiểm tra, nhiều vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời. Song cũng qua các vụ việc đã phát hiện cho thấy tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại còn diễn ra với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một số đối tượng sử dụng hệ thống bưu chính để chuyển hàng lậu. Thuốc lá điếu được chia nhỏ, xé lẻ hàng hóa để lẫn với hàng hóa hợp pháp hoặc cất giấu trong các hầm, ngách được thiết kế sẵn trên các phương tiện vận tải. Đối với hàng lâm sản, các đối tượng lợi dụng sơ hở của lực lượng chức năng để khai thác, cất giấu rồi dùng xe máy, xe công nông, máy cày mini vận chuyển trái phép qua biên giới và khu vực tiếp giáp với tỉnh bạn”.

 

Ban Chỉ đạo 127 của tỉnh bàn kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường. Ảnh: Hà Duy
Ban Chỉ đạo 127 của tỉnh bàn kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường. Ảnh: Hà Duy

Thực tế kiểm tra cho thấy, các cơ sở kinh doanh mặt hàng bột giặt, phân bón… thường sử dụng thủ đoạn để lẫn lộn hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Một số mặt hàng kém chất lượng còn được vận chuyển đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tiêu thụ.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý vi phạm nhưng các hành vi gian lận thương mại (về giá, đo lường, gian lận trong khai báo hải quan…) và các hành vi vi phạm khác về nhãn mác, điều kiện kinh doanh, đăng ký kinh doanh, an toàn thực phẩm… vẫn tiếp diễn. Đặc biệt là hành vi gian lận về đo lường đối với mặt hàng xăng dầu có xu hướng ngày càng phức tạp. Trong năm, Đoàn Kiểm tra liên ngành đã xử lý 6 vụ vi phạm lớn. Điển hình là xử phạt đại lý bán lẻ xăng dầu Ánh Lài (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai).

Kết quả kiểm tra phát hiện chủ cơ sở có hành vi làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo, sai số vượt quá giới hạn cho phép đến 5,5%. Cơ quan chức năng đã xử phạt 25 triệu đồng, đồng thời truy thu trên 278 triệu đồng, tịch thu 1 cột đo nhiên liệu điện tử Ron 92, 1 giấy chứng nhận kiểm định và tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 1 tháng.

 

Kiểm tra nhãn mác hàng hóa. Ảnh: K.N.B
Kiểm tra nhãn mác hàng hóa. Ảnh: K.N.B

Tình hình buôn lậu các mặt hàng lâm sản diễn ra cũng rất phức tạp. Ông Y Mới-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho rằng: “Rất khó kiểm soát hoạt động buôn lậu gỗ, nhất là vùng giáp ranh với các tỉnh bạn. Muốn kiểm soát được đòi hỏi các thành viên trong Ban Chỉ đạo 127 phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa mới làm được”.

Trong năm, riêng lĩnh vực này, các cơ quan chức năng cũng phát hiện khá nhiều vụ vi phạm. Điển hình là việc Đội Quản lý Thị trường số 9 phát hiện xe tải BKS 81C-033.26 vận chuyển 24 lóng gỗ căm xe, khối lượng 5,965 m3, xử phạt 40 triệu đồng và tịch thu hàng hóa. Hay việc Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh phát hiện ông Nguyễn Hữu Xuân-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Xuân có hành vi mua bán trái phép 99,27 m3 gỗ các loại. Trong vụ này đã có 2 bị can bị khởi tố.

Để bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết, tại cuộc họp diễn ra ngày 12-12 của Ban Chỉ đạo 127, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Công Lự, Trưởng ban Chỉ đạo 127 yêu cầu: Các thành viên phải tập trung làm tốt những nhiệm vụ thường xuyên như khảo sát, trinh sát, nắm tình hình thị trường, kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, tăng cường công tác phối hợp cũng như tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu về công tác phòng-chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm