Tâm huyết, trách nhiệm và tình cảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian qua, các cơ quan báo chí của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung đã phát huy tốt vai trò trong công tác thông tin, tuyên truyền đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, hiệu quả.

Nhờ đó, đã tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Kế hoạch số 305-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM về "Khảo sát, tiếp nhận ý kiến của nhân dân góp phần xây dựng TP HCM sáng tạo đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước", ngay từ khi ban hành đã có sự lan tỏa rộng rãi, trong đó báo chí đóng vai trò rất quan trọng.

Báo Người Lao Động - cơ quan ngôn luận của Thành ủy TP HCM đã rất trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong việc lan tỏa và hiện thực hóa Kế hoạch số 305 của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM thông qua việc phát động cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" từ ngày 24-9-2019, ngay sau khi Kế hoạch 305 ra đời. Đến nay, qua 3 năm đã có 3 cuộc thi được tổ chức, thu hút hàng trăm tác giả, tác phẩm trong và ngoài nước tham gia.

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng chấm giải, tôi nhận thấy hầu hết tác phẩm gửi tham gia cuộc thi không đơn thuần chỉ để tham gia thi mà đó còn là tâm huyết, ý thức trách nhiệm và tình cảm yêu quý TP HCM của các tác giả. Những hiến kế của các tác giả thể hiện sự quan tâm, tình yêu của người dân đối với TP; thể hiện sự tự hào, mong mỏi của rất nhiều tầng lớp nhân dân để duy trì sự phát triển, đầu tàu kinh tế của TP HCM trong sự phát triển của đất nước. Báo Người Lao Động đã tạo ra được "sân chơi trí tuệ" cho người dân trong nước thuộc mọi giới, mọi ngành và cho kiều bào ta ở nước ngoài, đúng như tiêu chí, mục đích của cuộc thi đã đề ra: "Khơi dậy mạnh mẽ, toàn diện sức dân, bao gồm cả trí tuệ, kinh nghiệm và những bài học rút ra từ chính cuộc sống; qua đó huy động, tập hợp các sáng kiến để báo cáo lãnh đạo Thành ủy, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền thành phố thực hiện đạt kết quả cao các chương trình, chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội Đảng bộ TP HCM đã đề ra".

Có thể khẳng định Báo Người Lao Động là tờ báo đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công diễn đàn "Lắng nghe người dân hiến kế" có quy mô, nhiều ý nghĩa, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, các chuyên gia tên tuổi, có uy tín và có nhiều cống hiến trên nhiều lãnh vực. Cùng với đó, Báo đã đầu tư khoản kinh phí khá lớn để tổ chức thực hiện chương trình và trao giải. Trong điều kiện nguồn lực tài chính có hạn và phải chịu sự tác động xấu của dịch COVID-19 thì đây là nỗ lực rất lớn của Ban Biên tập và tập thể CB-CNV của Báo.

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, tôi xin chúc mừng và biểu dương Ban Biên tập và tập thể Báo Người Lao Động. Qua các cuộc thi, từ những ý tưởng độc đáo, có giá trị, tôi đề nghị Ban Biên tập Báo Người Lao Động mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố có sự đầu tư tiếp theo để chuyển từ ý tưởng sang các đề án cụ thể, sớm triển khai thành hiện thực. Khi đó, giá trị cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" sẽ được nhân lên". Làm được như vậy thì tâm huyết của người tham gia hiến kế sẽ có giá trị khi phục vụ được cho sự phát triển của TP HCM.

Chúc Báo Người Lao Động tiếp tục vươn tầm, có bước phát triển mới, nội dung bám sát tiêu chí: nhanh, hay, chính xác, trách nhiệm, nhân văn; đồng thời có thêm nhiều chương trình sau mặt báo ý nghĩa, thiết thực như cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế", chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc"… để hướng về cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển của TP HCM và cả nước.


 

(*) Trích phát biểu tại lễ tổng kết, trao giải Lắng nghe người dân hiến kế lần 3.

Tựa do Báo Người Lao Động đặt)

 

PHAN NGUYỄN NHƯ KHUÊ

Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM (*)

Có thể bạn quan tâm

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Nhân 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN, T.Ư Hội Sinh viên VN, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" và đã tạo ra rất nhiều giá trị cho người trẻ.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.